CHƯƠNG 3 : TỔ CHỨC THI CÔNG ĐÀO LÒ
3. Sơ đồ thi công phối hợp
4.3. Tính toán lượng thuốc nổ đơn vị
Lượng thuốc nổ đơn vị hay chỉ tiêu thuốc nổ là lượng thuốc nổ chi phí cần thiết để phá vỡ một mét khối đá nguyên khối. Để tính chỉ tiêu thuốc nổ, người ta có thể dựa trên cơ sở thu thập các số liệu thực tế trong quá trình thi công các đường lò trong mỏ, theo các công thức thực nghiệm hoặc theo kinh nghiệm của các tác giả nước ngoài. Cho tới nay đã có nhiều tác giả đưa ra công thức tính toán chỉ tiêu thuốc nổ. Trong trường hợp tổng quát, chỉ tiêu thuốc nổ là một hàm số của nhiều biến số như sau:
q = .(q1, fc, Sđ, v, e, l, db…)
Theo giáo sư N M. Pocrovxki chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị khi thi công các công trình ngầm được tính bằng công thức thực nghiệm sau:
q = v .q1 .fc .e .kd kg/m3 Trong đó:
q1 – Chỉ tiêu thuốc nổ tiêu chuẩn phụ thuộc vào hệ số kiên cố ( f ) của đá. Với f = 6 :
Bảng 4.6. Chỉ tiêu thuốc nổ tiêu chuẩn
f 15 - 29 10 - 15 7 - 8 4 - 6 2 - 3 2 q1 kg/m3 1,2-1,5 1-1,1 0,7-0,8 0,4-0,6 0,2-0,3 0,15 Tra bảng ta chọn được q1 = 0,6
fc – Hệ số ảnh hưởng tới cấu trúc của đá trong gương hầm. Trong trường hợp đá có hệ số kiên cố trung bình f =6, có thể có nứt nẻ thì lấy fc = 1,4
TT Đặc tính của đất đá fc
1 Đá dẻo,đàn hồi và có lỗ rỗng 2,0
2 Lớp đá,vỉa khoáng sản có thế nằm không đều,có đứt gãy và nứt nẻ
nhỏ 1,4
3 Đá bị phân lớp, có độ bền thay đổi và mặt tạo vuông góc với hướng
của lỗ khoan 1,3
4 Đá có cấu tạo dạng khối dòn 1,1
5 Đá phân lớp nhỏ, không có độ chặt xít 0,8
e – Hệ số xét đến sức công nổ được tính bằng công thức: e =
380
P
Trong đó:
380cm3 : Là sức công nổ thuốc nổ tiêu chuẩn (Dinamit 62%) để so sánh P – Sức công nổ của thuốc nổ sử dụng, p = 320÷330 cm3
e =
380 330=1,15
v – Hệ số sức cản với diện tích gương Sđ 18m2 thì V = 1,21,5
⇒ ta chọn v = 1,4 ;
kd – Hệ số ảnh hưởng bởi đường kính thỏi thuốc, với d0 = 38mm, thì kd = 1,0 ;
Thay số vào công thức ta được:
q = 1,4.0,6.1,4.1,15.1 = 1,35 kg/m3
Tuỳ thuộc vào kết quả nổ cụ thể mà ta sẽ có biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu thuốc nổ tiêu chuẩn q , nếu có biểu hiện đá nổ ra quá vụn và hệ số thừa tiết diện quá lớn ta có thể giảm chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị đến khi đạt yêu cầu. Còn trường hợp đá nổ ra có kích thước lớn, hệ số sử dụng lỗ mìn thấp thì ta lấy tăng lên cho phù hợp.
Tính lượng thuốc nạp trung bình trên một mét chiều dài lỗ mìn.
Theo công thức : F = 0,785.db2..ab.kn (kg/m) Trong đó :
db – Đường kính bao thuốc db= 0,038 m
– Mật độ thuốc nổ trong thỏi thuốc = 1,25 g/cm3 = 1250 kg/m3 ab – Hệ số nạp thuốc (theo bảng ) ta chọn ab = 0,6;
Bảng 4.8. hệ số nạp thuốc a theo f và đường kính bao
STT Đường kính bao
thuốc nổ, mm
Giá trị hệ số nạp thuốc a khi giá trị hệ số kiên cố f
<3 3 10 11 20
1 28 40 0,3 0,45 0,5 0,6 0,5 0,7
2 45 - 0,35 0,45 0,46 0,5
kn_ Hệ số nén chặt thỏi thuốc trong lỗ mìn. Với thuốc nổ dẻo hoặc nhũ tương (P113) thì kn = 0,9
Thay số vào công thức trên ta có :
F = 0,785 . 0,0382. 1250 . 0,6 . 0,9 = 0,765 (kg/m)