.Bố trí các lỗ mìn trên gương

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng công trình ngầm đề tài thiết kế thi công cho đường lò vận tải với thời gian tồn tại là 30 năm (Trang 39 - 43)

Để sau khi nổ, biên công trình có hình dạng và tiết diện gần giống như thiết kế nhất thì các lỗ mìn tạo biên được bố trí khoan nghiêng một góc 87o, miệng lỗ khoan nằm cách biên thiết kế một khoảng 20cm (tùy vào thiết bị khoan). Nhóm các lỗ mìn hàng phía trong khi bố trí phải tránh gây tác dụng không cần thiết đến nhóm các lỗ mìn tạo biên, muốn vậy ta sẽ phải tăng khoảng cách giữa hàng lỗ biên và các lỗ khoan hàng phía trong, khoảng cách này chính là Wb là khoảng cách giữa hàng lỗ biên và hàng lỗ phá. Các lỗ khoan phá được bố trí một cách hợp lý về khoảng cách để đảm bảo chia đều khối lượng thuốc trong các lỗ khoan.

Thiết kế nhóm lỗ mìn đột phá:

Nhóm lỗ mìn này đóng vai trò rất quan trọng. Chúng có nhiệm vụ nổ đầu tiên và hình thành mặt thoáng tự do thứ hai cho việc phá hủy đất đá của các nhóm lỗ mìn tiếp theo. Khi hàng lỗ mìn đột phá(tạo rạch) nổ đạt yêu cầu thì lượng thuốc nổ cần thiết cho các nhóm lỗ mìn phá sẽ ít đi, tiết kiệm vật liệu và giảm thời gian nạp thuốc. Ta chọn cách bố trí các lỗ khoan của nhóm này theo dạng đột phá song song, gồm những vòng đồng tâm với lỗ khoan lớn không nạp thuốc. Theo Blastec lỗ khoan này nhằm tạo thêm mặt thoáng, giảm đường cản nhằm nâng cao hiệu quả nổ mìn. Ta chọn đường kính của lỗ khoan f =102mm.

- Vòng thứ 1:

Khoảng cách từ tâm lỗ khoan lớn tới tâm lỗ mìn đột phá của ô nổ thứ nhất a và khoảng cách giữa các lỗ khoan của vòng 1 là:

Khoảng cách từ tâm lỗ khoan trống tới tâm lỗ mìn đột phá của ô nổ thứ nhất: a = 1,5. ∅=1,5.102 = 153mm. Chọn a = 150mm

W1= a.√2= 150.√2= 210 mm

+ Vòng đột phá thứ hai.

Đường kháng: B1 = W1 = 210 mm Khoảng cách giữa các lỗ khoan:

W2=1,5.W1.√2 = 1,5.210.√2 =440mm

+ Vòng đột phá thứ ba.

Đường kháng: B2 = W2= 440mm

Khoảng cách giữa các lỗ khoan: W3=1,5.W2.√2=1,5.440.√2= 930mm

Thiết kế nhóm lỗ mìn phá

Để đảm bảo bố trí hết số lỗ mìn ta có thể

chọn khoảng cách hợp lý giữa các lỗ mìn phá

với nhau và giữa lỗ mìn phá với lỗ mìn biên

Lỗ mìn biên

Số lỗ mìn tạo biên được bố trí nhằm cắt đất đá theo đường biên thiết kế, do đó với gương tiến trước ta chỉ cần bố trí tại phía biên hầm một hàng lỗ mìn biên với khoảng cách giữa các lỗ khoan biên phụ thuộc vào hệ số kiên cố f theo bảng sau:

Bảng 4.11. Khoảng cách giữa các lỗ mìn biên bb

Các thông số Hệ số kiên cố của đất đá, f

3  6 7  9 10  12 13  15 15  18

bb, cm 60 55 50 45 40

Do hệ số kiên cố của đất đá f= 6 do vậy khoảng cách giữa các lỗ mìn biên bb = 60 cm. 10 9 11 12 7 8 5 6 3 4 1 2 210 44 0

Bảng 4.12. Bảng chỉ tiêu khoan lỗ mình thi công

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1 Hệ số kiên cố của đá - 6 2 RMR - 55-65 3 Diện tích đào m2 35,96 4 Đường kính lỗ khoan mm 45 5 Số lượng lỗ mìn lỗ 82 6 Hệ số sử dụng lỗ mìn - 0,85

7 Hệ số thừa tiết diện, μ - 1,05

8 Số lượng kíp kíp 74

9 Chiều sâu lỗ khoan trung bình, Ltk m 2,1 10 Lượng thuốc nổ trong một chu kỳ kg 82

11 Thiết bị khoan lỗ mìn BOOMER-352 1

12 Tiến độ gương m 1,785

13 Chỉ tiêu thuốc nổ kg/m3 1,55

4.6. Tổ chức công tác khoan nổ mìn4.6.1. Công tác khoan lỗ mìn 4.6.1. Công tác khoan lỗ mìn

- Đường hầm và gương thi công được định vị bằng máy laze. Vị trí các lỗ mìn được đánh dấu bằng sơn phản quang. Sau khi đánh dấu, ta tiến hành khoan dẫn hướng. Các lỗ khoan dẫn hướng phải được khoan 1 cách cẩn thận và chính xác để lấy hướng cho các lỗ khoan tiếp theo.

- Sử dụng xe khoan tự hành Boomer 352 có hai cần khoan nên phải bố trí thứ tự các lỗ khoan trên gương một cách hợp lý, tránh gây va chạm và ảnh hưởng tới nhau.

4.6.2. Công tác nạp thuốc

- Các công tác nạp phải thực hiện đúng như hộ chiếu khoan nổ mìn. Các lỗ nạp phân đoạn sẽ buộc các thỏi thuốc vào thanh tre theo đúng thiết kế rồi đẩy vào vị trí đúng theo hộ chiếu.

- Kíp nổ vi sai phi điện được đầu vào thỏi thuốc đầu tiên được đẩy vào lỗ khoan.

4.6.3. Đấu ghép mạng nổ

Sau khi nạp thuốc xong, ta tiến hành đấu ghép mạng nổ. Sử dụng sơ đồ đấu nối tiếp và cục đấu ghép như hình dưới đây:

4.4.4. Biện pháp an toàn khi nổ mìn

- Công tác khoan nổ mìn phải được tiến hành theo đúng hộ chiếu đã phê duyệt; - Chỉ có những người có trách nhiệm và có chứng chỉ nổ mìn mới được phép tham gia nổ mìn;

- Trước khi nạp mìn phải có báo hiệu và bố trí người canh gác tại các lối người vào khu vực đang nạp mìn, di chuyển thiết bị tới vị trí an toàn;

- Trước khi nổ mìn phải đảm bảo tất cả mọi người đã ở nơi trú ẩn an toàn;

- Sau khi nổ mìn, phải thông gió 30 phút. Đội trưởng và chỉ huy nổ mìn vào kiểm tra an Toàn gương và xử lý mìn câm (nếu có);

- Quá trình khoan nổ mìn phải tuân thủ theo đúng quy phạm quy định an toàn về công tác khoan nổ mìn hầm hiện hành;

- Các hộ chiếu nổ mìn trên là những hỗ chiếu mẫu (điển hình);

- Trong quá trình thi công, hộ chiếu khoan nổ mìn sẽ được thay đổi theo từng gương nổ bởi người có thẩm quyền (được quy định) của nhà thầy tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng công trình ngầm đề tài thiết kế thi công cho đường lò vận tải với thời gian tồn tại là 30 năm (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)