Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Huy động vốn khách hàng tổ chức tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây (Trang 92 - 104)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Kiến nghị

3.3.1.3. Kiến nghị với Chính phủ

Các doanh nghiệp, ngân hàng đều hoạt động trong một môi trường kinh tế - xã hội, chính trị nhất định. Điều kiện kinh tế - xã hôi, kinh tế có tác động không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Vì thế, để có thể tạo dựng một môi trường tốt có tác động hỗ trợ tích cực đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, các cơ quan Nhà nước và Chính phủ phải phát huy hết vai trò của mình trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị xã hội và môi trường pháp lý,…

* Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của NHTM. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể gây cản trở, hạn chế công tác huy động vốn. ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại…Trong đó chính sách tiền tệ cá vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng.

Đối với Việt nam hiện nay, một trong những nội dung của việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô chính là việc chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Nó là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Thực tế đã chứng tỏ rằng, trong thời gian qua Nhà nước và các ngành, các cấp trong đó trước hết là Ngân hàng nhà nước đã thành công trong việc tạo lập và duy trì ổn định tiền tệ. Ngân hàng nhà nước đã bước đầu sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô một cách có hiệu quả, duy trì được tỷ lệ lạm phát hợp lý. Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Trong giai đoạn tới

một trong những giải pháp ổn định chủ yếu là phải kiểm soát và điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong thế ổn định và bền vững. Đồng thời cũng là điều kiện phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết lượng tiền trong lưu thông sao cho phù hợp với các mục tiêu và sự biến động của nền kinh tế:

- Kiểm soát được lạm phát: sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng lãi suất tiền gửi sao cho lãi suất thực dương có thể không thực hiện được. Do vậy, việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.

- Duy trì sự tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Viêt Nam đang trong giai đoạn phát triển, vai trò của Chính phủ trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân sẽ dần được cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.

* Hoàn thiện môi trường pháp lý

Trong xu thế hội nhập kinh tế, vấn đề môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và sự tự chủ kinh tế của đất nước. Để giảm thiểu những bất lợi cũng như tận dụng thời cơ của quá trình hội nhập vào phát triển kinh tế đất nước, có nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó việc hoàn thiện môi trường pháp lý được coi là yếu tố quan trọng không thể trì hoãn.

Trong thời gian quan, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới để tạo điều kiện cho hệ thống các NHTM phát triển đúng định hướng, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển

kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và các cam kết nước ta đã ký khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng là một yêu cầu cấp bách. Đây là hai bộ luật có tính nhạy cảm và phức tạp, cần được xem xét kỹ lưỡng để sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nước ta cũng như các yêu cầu nước ta đã ký về lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng khi gia nhập WTO. Đối với Luật Ngân hàng Nhà nước tập trung vào các vấn đề: địa vị pháp lý, vai trò, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN. Đối với Luật các Tổ chức tín dụng tập trung làm rõ 3 vấn đề: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; các định chế pháp lý nhằm bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng; quản trị và điều hành các TCTD.

- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn nhất quán với các bộ luật có liên quan để tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương, đến các Bộ, ngành có liên quan nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, trong đó các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tăng khả năng thu hút vốn vào ngân hàng.

* Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, chính phủ có thể thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt bằng các biện pháp sau:

• Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm các luật, quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng theo hướng phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp.

• Tích cực chỉ đạo triển khai các đề án thành phần của Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.

• Thông tin, quảng bá, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân về thanh toán không dùng tiền mặt.

• Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán.Huy động nguồn vốn trong nước, kết hợp với nguồn vốn ODA để đầu tư, nâng cấp, phát triển các hệ thống thanh toán.

KẾT LUẬN

Hoạt động huy động vốn nói chung và hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng tổ chức nói riêng là một trong những hoạt động then chốt của các ngân hàng thương mại, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận và sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Những năm qua, hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng tổ chức tại ngân hàng BIDV Sơn Tây đã đạt được những kết quả khả quan. Tổng nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng. Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng ổn định với cơ cấu huy động vốn tương đối hợp lý bảo đảm một hoạt động kinh doanh tổng thể an toàn cho ngân hàng. Kết quả này có được là do ngân hàng đã có chính sách huy động nhạy bén và phù hợp, có nhiều phương thức huy động đa dạng phong phú, lãi suất huy động uyển chuyển với tình hình thị trường tại từng thời điểm. Bên cạnh những kết quả hoạt động huy động vốn đã đạt được của ngân hàng BIDV Sơn Tây, vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải khắc phục, giải quyết để tăng cường hơn nữa kết quả hoạt động huy động vốn và đạt được mục tiêu đề ra.

Qua nghiên cứu đề tài: “Huy động vốn tiền gửi khách hàng tổ chức của Ngân hàng BIDV Sơn Tây”, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại (khái niệm, vai trò, các hình thức, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại).

- Đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi khách hàng tổ chức tại Ngân hàng BIDV Sơn Tây. Trên cơ sở đó đưa ra những kết luận về kết quả đạt được, các hạn chế và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động

huy động vốn tiền gửi khách hàng tổ chức tại Ngân hàng BIDV Sơn Tây - Trên cơ sở lý luận và thực tiến, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Sơn Tây trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nghiên cứu, tìm hiểu ngắn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính Ngân hàng và thầy giáo hướng dẫn: TS. Phạm Tuấn Anh để hoàn thiện luận văn của tôi một cách tốt nhất và những giải pháp đưa ra trong luận văn sẽ có ý nghĩa thực tiễn.

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo TS. Phạm Tuấn Anh và các thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàng đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.

1. Mai Văn Bạn (2014) Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Truờng ĐH Kinh doanh và Công nghệ, Hà Nội

2. Mai Văn Bạn (2014) Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng trung ương, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

3. Lê Đình Hợp (2012) Giáo trình nguồn vốn ngân hàng thương mại, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

4. Tô Ngọc Hưng (2013) Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại- Học viện Ngân hàng thương mại.

5.Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

6. Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình quản trị và kinh doanh ngân hàng- Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2002

7. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê Hà Nội.

8. Tô Kim Ngọc (2005), Lý thuyết tiền tệ ngân hàng; Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

9. Trần Đình Định (2008), hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư Pháp 2/200

10. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

11. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010).

12. Luật các Tổ chức tín dụng (2010). Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2017

13. Các Văn bản hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

14. Hà Huy Tuấn (2013), “Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam hậu WTO cần những bước đi cẩn trọng, bền vững”, Vietinbank: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

15. Kiều Hữu Thiện (2013), “Thách thức đối với sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM Việt Nam”, Tài liệu Hội thảo Học viện Ngân hàng;

yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế xã hội và ngành Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”;

17. BIDV Chi nhánh tỉnh Sơn Tây, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016, 2017.

18. BIDV Chi nhánh tỉnh Sơn Tây, Báo cáo kế toán năm 2016, 2017, 2018.

19. BIDV Chi nhánh tỉnh Sơn Tây, Lịch sử hình thành và xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.

20. Nguyễn Trần Toàn (2018) “Hiệu quả huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế – chi nhánh Đắc Lắc”, luận văn thạc sỹ, đại học Kinh tế quốc dân

21. Nguyễn Thị Vui (2018): “Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng Thương Mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Hiền (2018): “Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng - chi nhánh thăng long”, Luận văn thạc sỹ, đại học Thương Mại

23. Thái Thị Bích (2013): “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh nam hà nội” luận văn thạc sỹ, đại học Kinh tế Quốc Dân.

24. Đào Thu Trang (2015): “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh hoàn kiếm” luận văn thạc sỹ, học viện Tài chính.

25. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh: “Tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, bài viết trên Tạp chí ngân hàng, số 18 năm 2019.

Số:. ……. Phỏng vấn viên: ………. Thờigianthựchiện: ………… Chào Anh/Chị!

Chúng tôi là học viên cao học Khoa Tài chính ngân hàng – Trường Đại học Thương Mại. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành thực hiện đề tài “HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

SƠN TÂY”

Trong bảng câu hỏi này, không có quan điểm hoặc thái độ nào là đúng hay sai, tất cả các ý kiến đều là thông tin hữu ích cho nghiên cứu. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ và cộng tác chân thành của Anh/Chị.

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/Chị trong phát biểu sau với quy ước:

(5) (4) (3) (2) (1) Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Phát biểu Đánh giá

BIDV - Chi nhánh Sơn Tây luôn có những hình thức khuyến mãi hấp dẫn kèm theo khi gửi tiền

BIDV - Chi nhánh Sơn Tây luôn đi đầu trong việc đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới mang tính đột phá

Đội ngũ giao dịch viên BIDV - Chi nhánh Sơn Tây trẻ, năng động, phục vụ khách hàng nhiệt tình

Thủ tục gửi tiền tại BIDV - Chi nhánh Sơn Tây nhanh gọn, tiết kiệm thời gian

BIDV - Chi nhánh Sơn Tây là một thương hiệu lớn đi vào lòng công chúng

Công tác quảng bá tiếp thị hình ảnh, lãi suất trên các phương tiện thông tin đại chúng đa dạng

Đội ngũ giao dịch viên vững nghiệp vụ, am hiểu tâm lý và thói quen của khách hàng

Thời gian mở cửa linh hoạt tạo điều kiện cho khách hàng thuận tiện giao dịch ngoài giờ hành chính

THÔNG TIN CÁ NHÂN (Vui lòng đánh dấu vào ô tương ứng)

1. Xin vui lòng cho biết quí khách hàng là?

(1) Doanh nghiệp (2) Cá nhân

2. Loại hình doanh nghiệp của quí khách (nếu là doanh nghiệp)?

(1) Nhà nước (2) Cổ phần/TNHH

(1) NH Đầu tư-BIDV (2) NH Công thương-Vietinbank (3) NH Ngoại thương-VCB (4) NH Nông nghiệp-Agribank (5) Khác

4. Xin vui lòng cho biết quí khách bắt đầu sử dụng sản phẩm dịch vụ tại BIDV- Sơn Tây từ bao lâu?

(1) Dưới 1 năm (2) Từ 1 đến 3 năm

(3) Từ 3 đến 5 năm (4) Trên 5 năm

5. Xin vui lòng cho biết Quí khách đang trong nhóm tuổi nào sau đây?

(1) Từ 18 – 30 tuổi (2) Từ 31 – 40 tuổi (3) Từ 41 – 50 tuổi (4) Từ 51 đến 60 tuổi (5) Trên 60 tuổi

6. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của Quí khách?

(1) Phổ thông (2) Trung cấp – cao đẳng

(3) Đại học (4) Trên đại học

7. Xin vui lòng cho biết giới tính của Quí khách?

(1) Dưới 5.000.000đ (2) Từ 5.000.000đ đến dưới 10.000.000đ

(3) Từ 10.000.000đ đến dưới 15.000.000đ

(4) Từ 15.000.000đ trở lên

GIAO DỊCH TIỀN GỬI TẠI BIDV - CHI NHÁNH SƠN TÂY

Một phần của tài liệu Huy động vốn khách hàng tổ chức tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w