6. Kết cấu của luận văn
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn khách hàng tổ chức tại BIDV Sơn
2.2.1 Các chỉ tiêu tài chính
2.2.1.1 Chỉ tiêu theo kết quả huy động vốn theo cơ cấu
Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn theo cơ cấu.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền TT (%) Số tiền(±) TT (%) Số tiền(±) TT (%)
Tổng nguồn vốn huy
động 2600 100 4000 100 4730 100
Phân theo kì hạn
+ Trung dài hạn 1800 69,2 2538 63,4 3500 73,9
+ Ngăn hạn 800 30,8 1462 36,6 1230 26,1
Phân theo đối tượng
+ Tiền gửi dân cư 2028 78 3200 80 3878,6 82
+ Tổ chức kinh tế 572 22 800 20 851,4 18
Phân theo loại tiền
+ Nội tệ 2548 98 3960 99 4720,5 99,8
+ Ngoại tệ quy đổi 52 2 40 1 9,5 0,2
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh)
Qua bảng số liệu cho thấy:
yêu. Năm 2017 chiếm 69,2%; Năm 2018 chiếm 63,4% ; Năm 2019 chiếm 73,9% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng thì nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỉ trọng chủ yếu năm 2017 chiếm 78 %; Năm 2018 chiếm 80 %; Năm 2019 chiếm 82% trong tổng nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền thì nguồn vốn huy động từ nội tệ chiếm tỉ trong chủ yêu năm 2017 chiếm 98%; Năm 2018 chiếm 99 %; Năm 2019 chiếm 99,8%
Biểu Đồ 2.2: Sơ đồ biến động nguồn vốn theo đối tượng trong 3 năm (2017-2019)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500
Tiền gửi dân cư Tổ chức kinh tế
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh)
Qua biểu đồ trên cho thấy:
Tiền gửi dân cư chiếm tỉ trọng lớn và tăng trưởng qua các năm.
Tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng nhỏ, tuy cũng có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Trung dài hạn Ngắn hạn
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh)
Qua bảng trên cho thấy:
Nguồn tiền gửi trung dài hạn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm.
Nguồn tiền gửi ngắn hạn chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng chậm.
2.2.1.2 Chỉ tiêu theo tỷ trọng các loại tiền gửi:
Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu vốn huy động theo các tiêu thức: theo thời gian (kỳ hạn), theo thành phần kinh tế, theo loại tiền, ...
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động ngắn hạn 449 58,09 823 66,00 1255 76,95 Nguồn vốn huy động trung dài hạn 60 7,76 6 0,48 89 5,45 Nguồn vốn huy động không kỳ hạn 264 34,15 418 33,52 287 17,60 Tổng 773 100,00 1 247 100,00 1631 100,00
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV - Chi nhánh Sơn Tây năm 2017-2019)
Đối với hoạt động kinh doanh của một TCKT thì nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại và phát triển. Cũng như các TCKT khác thì nguồn vốn của NH cũng quyết định đến quy mô hoạt động. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất và đa số các NH xem nguồn vốn huy động là yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanh của mình.Chính vì vậy, NH đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Biểu Đồ 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 2017 2018 2019 0 200 400 600 800 1000 1200 1400
Nguồn vốn huy động ngắn hạn Nguồn vốn huy động trung dài hạn Nguồn vốn huy động không kỳ hạn
Theo kỳ hạn, số dư huy động ngắn hạn tăng đột biến vượt trội hơn so với nguồn trung dài hạn và với nguồn không kỳ hạn do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh chung các ngân hàng trên địa bàn đều ra sức giữ khách hàng gửi tiền, đặc biệt là khách hàng truyền thống, nhằm tránh bị ngân hàng khác lôi kéo khách về phía họ. BIDV - Chi nhánh Sơn Tây cũng nhanh chóng đưa ra nhiều gói tiện ích trong công tác huy động vốn cùng với một mặt bằng lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Nhờ đó số dư huy động vốn ngắn hạn tăng cao đột biến. Quan điểm của BIDV trong giai đoạn này là: Mất khách hàng vay vốn, ngân hàng không mất nhiều chi phí để có thể tái lập. Nhưng mất khách hàng gửi tiền, nhất là khách hàng là các tổ chức kinh tế, thì bị xem như là nguy cơ bỏ mất “trận địa” thị trường huy động, sẽ phải trả giá đắt để khôi phục.
Thứ hai, do tỷ lệ lạm phát tăng cao trong thời gian này, làm cho khách hàng chưa yên tâm gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn tính bằng năm, mà vẫn tiếp tục gửi theo từng tháng. Đặc biệt là khi Chính phủ công bố điều chỉnh chỉ
tiêu lạm phát tăng năm 2010 cộng với tâm lý cho rằng kinh doanh theo lãi suất thực dương tại mọi thời điểm cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy khách hàng rút khỏi sản xuất kinh doanh và đổ vốn vào ngân hàng. Đây là một trong những lý do cốt lõi để có thể khẳng định sự tăng trưởng mạnh của nguồn vốn huy động ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn của BIDV - Chi nhánh Sơn Tây trong thời gian tới.
Thứ ba, xuất phát từ yếu tố chủ quan của ngành trong đó có BIDVlà việc đề phòng nguy cơ thanh khoản thấp. Rút kinh nghiệm từ cơn bão tài chính năm 2008 nên mặc dù tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn nhưng BIDV - Chi nhánh Sơn Tây vẫn đẩy mạnh công tác huy động nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường liên ngân hàng