Phân loại nợ DNNVV theo ngành kinh tế năm 2019

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hải dương (Trang 67 - 95)

(Đơn vị: tỷ đồng) Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn

Ngành nông nghiệp và lâm

nghiệp, thủy sản 6,54 - - - -

Công nghiệp khai thác 19,62 - - - -

Công nghiệp chế biến, cơ

khí, chế tạo 91,56 - - 20 21,8%

Xây dựng 19,62 - - - -

Thương nghiệp, sửa chữa 196,2 2,4 1,22% 0,3 0,2%

Khách sạn, nhà hàng, dịch

vụ du lịch 130,8 - - - -

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

150,4

Khác 39,24 - - - -

Tổng 654 2,4 0,37% 20,3 3,10%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - Vietinbank Đông Hải Dương

Nợ quá hạn (nợ nhóm 2) tại Vietinbank Đông Hải Dương tập trung” chủ “yếu trong ngành công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo với số tuyệt đối là 20 tỷ đồng, tiếp đến là ngành thương nghiệp, sửa chữa (0,3 tỷ đồng). Đối với nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) hiện chỉ còn tập trung tại một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, sửa chữa ô tô, máy mỏ với dư nợ xấu là 2,4 tỷ đồng.

Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu đối với các khách hàng thuộc các nhóm ngành trên có nhiều lý do: đối với ngành công nghiệp chế biến, khách hàng có nợ xấu hoạt động trong ngành chế biến sản phẩm từ gỗ, hoạt động kinh doanh ngừng trệ do không ký được hợp đồng tiêu thụ nên hàng hóa tồn đọng, không có nguồn trả nợ ngân hàng; đối với ngành thương nghiệp, sửa chữa ô tô, mô tô và các loại xe có động cơ, khách hàng phát sinh nợ xấu do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường, cộng với yếu kém trong quản lý dẫn đến tình trạng phá sản, không có nguồn trả nợ ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đến nay được duy trì ở mức thấp hơn kế hoạch được giao (dưới 0,5%/ tổng dư nợ), cho thấy Chi nhánh có khả năng tiếp tục mở rộng cho vay đối với DNNVV . Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường huy động vốn và mở rộng cho vay, NH sẽ phải chú trọng việc quản lý tín dụng sao cho duy trì được tỷ lệ nợ xấu cho phép, đồng thời phải thường xuyên thẩm định hoạt động sử dụng vốn của KH, tiến hành phân loại nợ và cơ cấu” lại nợ kịp thời để có biện pháp xử lí phù hợp

“nhất.

b. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế

Hình 2.4: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2019

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 60.50% 48.70% 50.20% 13.80% 19.30% 19.80% 25.70% 32.00% 30.00%

Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Công ty cổ phần

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - Vietinbank Đông Hải Dương

Có thể thấy Vietinbank Đông Hải Dương vẫn cho đối tượng doanh nghiệp Nhà nước vay là chủ yếu. Tuy nhiên trong giai đoạn 2017-2019, có thể thấy sự chuyển dịch từ cho vay DNNN sang cho vay DN tư nhân và công ty cổ phần.

2.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, cho thấy hiệu quả cho vay khách hàng DNNVV của chi nhánh tăng lên. Điều này thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.8. Tổng dư nợ cho vay DNNVV/tổng tài sản có của Vietinbank Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ cho vay DNNVV 295 493 654

Tổng tài sản có 7.476 8.622 10.646

Tổng dư nợ cho vay DNNVV/tổng tài sản

có 3,95% 5,72% 6,14%

(Nguồn: Trích báo cáo KQHĐKD giai đoạn 2017-2019 của Vietinbank Đông Hải Dương)

Nhìn bảng trên có thể thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV

trong tổng TS có của Chi nhánh ở mức tương đối thấp nhưng năm sau tăng so với năm trước có nghĩa là Chi nhánh đang tập trung vào cho vay đối với DNNVV, hiệu suất sử dụng vốn của hoạt động này cao.

2.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tương ứng với cơ cấu cho vay tại Vietinbank Đông Hải Dương phần lớn là cho vay doanh nghiệp lớn, thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 2.9: Thu nhập từ cho vay DNNVV tại Vietinbank Đông Hải Dương năm 2017-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thu lãi từ hoạt động cho vay DNNVV 52,68 76,74 89,33

Chi trả lãi 45,99 63,24 74,11

Thu lãi thuần từ hoạt động cho vay DNNVV 6,69 13,5 15,22 Dư nợ cho vay DNNVV trong hạn 287,1 486,7 631,3

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong cho vay DNNVV (Chênh lệch lãi suất cơ bản trong cho vay Khách hàng DNVVV)

2,33% 2,77% 2,41%

Thu phí khác 0,09 0,47 0,18

Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV 6,78 13,97 15,4

Dư nợ cho vay DNNVV 295 493 654

Tổng thu nhập từ hoạt động cho vay 154,49 274,5 260,3 Tổng thu nhập của ngân hàng 165 288 281 Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNNVV/Dư nợ

cho vay DNNVV 2,30% 2,83% 2,35%

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNNVV/tổng thu

nhập từ hoạt động cho vay 4,39% 5,09% 5,92% Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNNVV/tổng thu

nhập 4,11% 4,85% 5,48%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietinbank Đông Hải Dương)

Nhìn bảng trên có thể thấy hiệu quả cho vay khách hàng DNNVV về thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng qua các” năm. Điều này thể hiện ở các “chỉ tiêu phải ánh thu nhập từ cho vay DNNVV tại Vietinbank Đông Hải Dương năm 2017-2019 đều tăng lên. Trong một vàinăm trở lại đây, các chính sách hỗ trợ vốn vay của ngân hàng nhà nước với các mức lãi suất vay ưu đãi đã kích thích sự phát triển của khối các DNNVV , nhưng đồng thời khiến lợi nhuận biên về cho vay của các NHTM cũng giảm xuống.

Là một ngân hàng luôn đi tiên phong trong việc áp dụng các chính sách lãi suất ưu đãi cho DNNVV , Vietinbank Đông Hải Dương đã xác định mục tiêu trước tiên là mở rộng nguồn vốn cung ứng cho khối doanh nghiệp này, mở rộng số lượng khách hàng, kế đến mới là chỉ tiêu thu nhập từ lãi cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng cũng chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc tăng thu nhập từ việc khai thác bán chéo các sản phẩm dịch vụ đi kèm hoạt động cho vay các DNNVV .

Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cho vay DNNVV tại Vietinbank Đông Hải Dương đạt mức cao, giai đoạn 2017-2018 đạt 306,24%, giai đoạn 2018-2019 đạt 210,24%. Điều này cho thấy cho vay DNNVV ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho chi nhánh. Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV là hướng đi đúng đắn cho chi nhánh trong thờigian tới.

2.2.4.6. Các chỉ tiêu khác

Vietinbank Đông Hải Dương đã quy định thống nhất trình tự các bước cần thực hiện trong quá trình xét duyệt cho vay, Vietinbank Đông Hải Dương đang áp dụng quy trình cho vay hiện đại, đơn giản và hợp lý, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí, lại vừa đảm bảo chất lượng cho vay DNNVV cho Chi nhánh.

Tuy nhiên, quy trình cho vay có nhiều điểm hạn chế và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế:

- Quy trình cho vay của Vietinbank Đông Hải Dương chưa đề cập đến vấn đề marketing và tiếp thị đối với KH. Điều này khiến cho NH chưa hoàn toàn chủ động trong tiếp cận KH mới khi họ có nhu cầu. Vì marketing và tiếp thị đối với KH có thể lôi kéo KH tìm đến mình, giúp họ hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ và tạo dựng được niềm tin vào dịch vụ của NH.

tin về khoản vay sau khi thanh lý hợp đồng TD để tổng hợp phân tích để làm thông tin tham khảo cho việc xét duyệt cho vay sau này. Điều này sẽ làm tốn kém hơn về cả thời gian và chi phí cho việc xét duyệt lại từ đầu cho những khoản vay mới của những KH cũ. Nếu thu thập được các thông tin về khoản vay sau khi thanh lý hợp đồng thì sẽ có cơ sở để tham khảo, đối chiếu với những khoản vay mới sau khi thanh lý xong hợp đồng cũ, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí cho NH.

2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay Doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương

2.4.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, doanh số cho vay DNNVV của chi nhánh tăng lên qua các năm từ 306 tỷ đồng lên 668 tỷ đồng trong giai đoạn 2017-2019

Thứ hai, dư nợ tín dụng cho vay DNNVV của chi nhánh tăng lên qua các năm từ 295 tỷ đồng năm 2017 lên 654 tỷ đồng năm 2019.

Thứ ba, cơ cấu dư nợ của chi nhánh khá hợp lý. Dư nợ có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ giúp chi nhánh giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Thứ tư, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh ở mức thấp so với các đối thủ cạnh tranh, cho thấy chất lượng tín dụng cho vay DNNVV của chi nhánh khá cao.

Thứ năm, thu nhập từ cho vay DNNVV của chi nhánh ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động cho vay DNNVV ngày càng hiệu quả.

Như vậy, hiệu quả cho vay khách hàng DNNVV của chi nhánh tăng qua các năm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa đáp ứng được kỳ vọng của Ban lãnh đạo chi nhánh, cũng như tiềm năng phát triển

của chi nhánh. Một số hạn chế trong cho vay KHDNNVV của chi nhánh như sau:

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, dư nợ và doanh số cho vay khách hàng DNNVV còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của chi nhánh.

Thứ hai, tỷ lệ dư nợ cho vay DNNVV /tổng dư nợ tại chi nhánh còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 6% tổng dư nợ. Tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong 03 năm vừa qua cho thấy quy mô cho vay đối tượng này chưa tạo ra được sự bứt phá trong tương quan dư nợ của chi nhánh.

Thứ ba, thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV còn hạn chế, chỉ đạt dưới 5,5% tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Điều đó cho thấy hiệu quả của hoạt động này có tăng lên nhưng chưa cao.

Thứ tư, cơ cấu cho vay DNNVV đang tập trung ở thành phần doanh nghiệp Nhà nước khiến cho hoạt động cho vay của chi nhánh khó có thể mở rộng được, mặc dù đã có sự chuyển dịch sang thành phần doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần nhưng sự dịch chuyển chưa thực sự rõ nét.

2.5.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Trình độ,năng lực của cán bộ tín dụng trong cho vay DNNVV còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới hiện nay. Vietinbank Đông Hải Dương qua nhiều lần sáp nhập nên cán bộ ngân hàng chủ yếu trong diện cơ cấu và đạo tào lại, các cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động và sáng tạo chiếm tỷ lệ không cao, khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế về mặt kinh nghiệm thực tế nên đối với các dự

án mang tính chất kỹ thuật hay chuyên ngành, cán bộ tín dụng không đánh giá được tính khả thi thực sự của dự án và có thể đưa ra quyết định sai lầm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh. Hơn nữa, trong hoạt động tín dụng, vẫn còn một số cán bộ tín dụng chưa thực sự đi sâu bám sát khách hàng để có thể tiếp cận và theo dõi tình hình biến động về tài chính, hoạt động kinh doanh và tình trạng của các tài sản đảm bảo. Đôi khi cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa nhiệt tình với việc tư vấn cho khách hàng về phương án kinh doanh và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Chi nhánh hầu như chưa có chính sách cũng như các sản phẩm khuyến khích những khách hàng vay trả nợ đúng hạn nhằm mở rộng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng.

Nhận thức của cán bộ tín dụng trong mảng DNNVV về quyền lựa chọn tài sản đảm bảo còn chưa đầy đủ. Việc định giá đôi khi còn được thực hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục. Một số cán bộ không căn cứ vào việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà dựa vào tài sản đảm bảo tiền vay.

Hai là, quy định về TSĐB của chi nhánh quá chặt chẽ. Hầu hết các khoản vay đối với DNNVV đều phải có TSĐB. Vì vậy, nhiều DNNVV không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.

Ba là, Quy trình tín dụng chưa thực sự hoàn thiện, sự phối hợp giữa bộ phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chưa được chặt chẽ, công tác đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng chưa được chú ý đúng mức, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh những năm qua. Quy trình tín dụng là quy trình bắt buộc phải thực hiện trong quá trình thẩm định cho vay, giám sát và thu nợ các khoản vay nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng vốn vay từ đó ảnh hưởng đến chất

lượng khoản vay.

Bốn là, Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh, thực hiện chính sách cho vay, công tác kiểm tra giám sát và thông tin tín dụng, việc đánh giá tài sản đảm bảo còn nhiều hạn chế. Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp trong khi tính trung thực của nguồn thông tin này là không đảm bảo. Các thông tin mà cán bộ sử dụng chủ yếu vẫn là thông tin trong hồ sơ khách hàng và các thông tin lưu trữ tại ngân hàng. Việc thẩm định còn chủ yếu dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Quá trình thẩm định dự án, các phương án kinh doanh của khách hàng chưa thực hiện tốt theo quy định, nhiều dự án không thực sự hiệu quả vẫn được xét duyệt cho vay làm tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng.

Quy trình TD chưa thực sự hoàn thiện, sự phối hợp giữa bộ phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chưa được chặt chẽ, công tác đánh giá hiệu quả trong hoạt động TD chưa được chú ý đúng mức,điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng trong TD tại Chi nhánh những năm qua.

Năm là, Công tác kiểm tra,kiểm soát sau khi vay đối với khách hàng còn bị buông lỏng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài. Đây là những đối tượng mà các cán bộ tín dụng có tâm lý cả nể, tin khách hàng mà bỏ qua công tác kiểm tra định kỳ.Vì thế, không kịp phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp, gây nên nợ quá hạn.

Sáu là, Công tác marketing của ngân hàng còn chưa cao,chưa chủ động tìm đến khách hàng. Do đó chi nhánh không mở rộng được cho vay, số lượng khách hàng vay vốn giảm sút. Công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay tới khách hàng còn nhiều hạn

chế. Trong các tài liệu mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng hầu như mới chỉ dừng lại ở mức thống kê các đặc tính của sản phẩm cho vay mà chưa chú ý tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy, các khách hàng tốt chưa thực sự thấy được sự hấp dẫn từ các sản phẩm cho vay của Chi nhánh so với các chi nhánh khác. Hoạt động marketing cũng được triển khai theo hệ thống một cách chung chung từ Hội sở xuống đến các chi nhánh, chứ chi nhánh chưa tạo ra được sản phẩm đặc thù và quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm này; chưa có đội ngũ chuyên làm công tác marketing, chủ động tìm kiếm

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hải dương (Trang 67 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w