(Nguồn: Elias. St. Elmo Lewis, 1908)
Mô hình AIDA lý giải quá trình tiếp nhận thông tin của đối tượng nhận tin thông qua 4 giai đoạn sau : Giai đoạn gây sự chú ý (attention) là giai đoạn nhận thức lý trí, giai đoạn tạo sự thích thú, quan tâm (interest) và ham muốn (desire) là
27
giai đoạn mang tính hành vi, từ các giai đoạn đáp ứng này sẽ hình thành các phản hồi của đối tượng tiếp nhận thông điệp.
Trong đó:
A: Attention
Đây là giai đoạn mà người gửi có thể sử dụng một cách thức nào đó đẻ thu hút sự chú ý của đối tượng tiếp nhận thông tin.
I: Interest
Đây là giai đoạn quan trọng và cực kỳ thử thách đối với người gửi, vì giai đoạn này đòi hỏi mức độ chú ý cao hơn giai đoạn trước, bạn phải có khả năng chuyển từ sự chú ý của người nhận sang tin nhắn.
D: Desire
Thông thường, trong mô hình AIDA thì hai yếu tố Iterest và Desire phải song hành với nhau.
A: Action
Giai đoạn này sự quan tâm (Interest) và sự ham muốn (Desire) sẽ được chuyển thành hành động. Ở giai đoạn này, người nhận tin sẽ hình thành các phản hồi và chuyển phản hồi đến đối tượng gửi tin ban đầu.
Hiểu được các mô hình truyền thông thì chiến lược truyền thông của doanh nghiệp hoàn toàn có thể được điều chỉnh để giúp thu hút sự chú ý của khán giả, tạo sự quan tâm, trau dồi mong muốn và thúc đẩy hành động tích cực của đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp đã sẵn sàng thử một chiến lược mới để biến một đối tượng mục tiêu đi theo hướng mong muốn thì việc áp dụng các mô hình truyền thông sẽ giúp bạn làm điều đó.
28
1.8. Mô hình đánh giá
1.8.1. Mô hình truyền thông nội bộ trong tổ chức của Mary Welch và Paul R.Jackson, 2007 Paul R.Jackson, 2007
Mô hình truyền thông nội bộ được dùng để đánh giá lại hoạt động truyền thông nội bộ tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là mô hình của Mary Welch và Paul R.Jackson (2007). Bốn mũi tên xuất phát từ vòng tròn trung tâm quản lý chiến lược trong Hình 1.3 trình bày các thông điệp của công ty và các mũi tên mũi tên đại diện cho mục tiêu của truyền thông nội bộ. Vòng tròn chấm cho tất cả nhân viên trong tổ chức.Dựa trên các mục tiêu của truyền thông nội bộ trong tổ chức được chỉ ra trong bốn đầu mũi tên đó là: (1) cam kết của nhân viên; (2) thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên vào tổ chức; (3) phát triển nhận thức của họ về thay đổi môi trường, và (4) phát triển sự hiểu biết của họ về sự thay đổi tổ chức, phát triển mục tiêu của mình để đáp ứng sự thay đổi môi trường.
Theo tác giả Mary Welch và Paul R.Jackson thì hoạt động truyền thông nội bộ nhằm:
- Thúc đẩy sự cam kết của nhân viên về đóng góp vào các mối quan hệ nội bộ;
- Thúc đẩy một cảm giác tích cực thuộc về nhân viên, giúp nhân viên gắn kết với tổ chức;
- Thúc đẩy sự phát triển nhận thức của nhân viên về thay đổi môi trường làm việc trong tổ chức;
- Thúc đẩy sự phát triển hiểu biết của nhân viên về những mục đích của tổ chức để đáp ứng và cả khi có những thay đổi bên trong và bên ngoài tổ chức;
29
Hình 1. 3: Mô hình truyền thông nội bộ trong tổ chức
(Nguồn: Welch and Jackson, 2007) Bốn mục tiêu của truyền thông nội bộ theo Welch and Jackson, 2007:
- Cam kết của nhân viên (commitment)
Theo quan điểm của ông, cam kết tình cảm bao hàm sự gắn bó tình cảm với tổ chức. Những nhân viên gắn bó về mặt tình cảm ở trong các tổ chức bởi vì họ muốn ở đó. Cam kết về tính liên tục ngụ ý chi phí ở lại trong tổ chức, mọi người ở đó bởi vì họ cần ở đó.
Cam kết chuẩn mực bao hàm ý thức về nghĩa vụ đối với tổ chức, nhân viên ở đó vì họ cảm thấy phải như vậy, do đó cam kết có thể được xem như một mức độ trung thành với tổ chức.
30
Sự gắn bó được mô tả là thái độ tích cực của nhân viên và sự tham gia của một người vào tổ chức. Sự tham gia có thể được tác động tích cực bởi giao tiếp công việc chất lượng cao, được đại diện bởi lãnh đạo cấp cao. Quản lý, đội nhóm và truyền thông dự án trong ma trận truyền thông nội bộ và thông tin không chuyên nghiệp.Thúc đẩy sự gắn kết nhân viên vào tổ chức (belonging)
Thông tin liên lạc nội bộ công ty có một phần đóng vai trò trong việc phát triểnmột cảm giác thuộc về tổ chức của người lao động, ở đây tôi xin được phép sử dụng với ýnghĩa trung thành. Thông tin liên lạc của công ty để nội bộ có thể được sử dụng trên một mặt như là một cách để phát triển các mối quan hệ nội bộ các bên liên quan tích cực, vàmặt khác như một phương tiện cho những người cầm quyền để thao tác và các bên liênquan kiểm soát nội bộ. Mục đích đạo đức của truyền thông là cốt lõi của việc này.
- Phát triển nhận thức của họ về tổ chức và phát triển sự hiểubiết của họ về những thay đổi trong tổ chức (Awareness and understanding)
Các mục tiêu quan trọng của truyền thông nội bộ là phát triển nhận thức của nhân viên về tổ chức, nâng cao nhận thức về những thay đổi của môi trường và hiểu được sự phát triển ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu của tổ chức. Tổ chức và những thay đổi diễn ra trong môi trường của tổ chức.
Truyền thông nội bộ diễn ra trong bối cảnh môi trường tổ chức luôn thay đổi và năng động và có thể được phân tích ở ba cấp độ môi trường: vĩ mô, vi mô và nội bộ. hai thập kỷ qua là "đáng kể". Truyền thông nội bộ doanh nghiệp nên nhằm phát triển nhận thức về những thay đổi trong môi trường của tổ chức. Những thay đổi về môi trường vĩ mô, vi mô và nội bộ dẫn đến những yêu cầu trong tổ chức cũng thay đổi. Giao tiếp nội bộ hiệu quả của công ty cho phép hiểu được mối quan hệ giữa những thay đổi diễn ra trong môi trường và kết quả là việc xem xét lại định hướng chiến lược.Kết quả là, nhân viên phát triển sự hiểu biết về các mục tiêu phát triển của tổ chức, giúp xây dựng sự gắn bó.
31
* Bốn mục tiêu của truyền thông nội bộ công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giao tiếp hiệu quả các nhiệm vụ là rất quan trọng để tạo ra cam kết trong khi các nhiệm vụ không được giao tiếp tốt. Nghiên cứu về vai trò của sự tin cậy trong giao tiếp nội bộ được cho là có vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín, vì sự tham gia trước đó và sự tin tưởng thấp có liên quan đến giao tiếp kém. Điều này có nghĩa là giao tiếp có chất lượng truyền cảm hứng cho sự tin tưởng.Mặt khác, nó có nghĩa là sự tin tưởng rằng giao tiếp tạo ra chất lượng. Trong mọi trường hợp, truyền thông nội bộ của công ty dường như đóng một vai trò trong việc phát triển sự gắn bó và lòng tin của nhân viên. Người ta có thể tranh luận rằng giao tiếp dẫn đến sự tin tưởng và hiểu biết về định hướng chiến lược. Khi là các bên liên quan nội bộ, họ không hiểu định hướng chiến lược của tổ chức, không thể cam kết thực hiện và có thể miễn cưỡng tin tưởng tổ chức hoặc ban quản lý cấp cao.Nói một cách đơn giản, bốn mục tiêu tương đương với mục tiêu tổng thể của nhân viên đối với công việc và tổ chức của họ.
1.8.2. Thang đo nghiên cứu của đề tài
Xây dựng từ mô hình nghiên cứu Mô hình truyền thông nội bộ trong tổ chức của Welch and Jackson (2007). Thang đo nghiên cứu của đề tài bao gồm 24 biến quan sát thuộc 4 nhóm nhân tố như sau:
STT Các yếu tố
Nhóm nhân tố
1 Anh/chị luôn được tôn trọng và tin cậy trong công việc.
Cam kết của nhân
viên
2 Anh/chị hoàn toàn thõa mãn với điều kiện làm việc tại công ty.
3 Cấp trên thật sự quan tâm đến công việc và đời sống của anh/chị.
32
4 Cấp trên luôn khuyến khích anh/chị tham gia vào việc ra quyết định quan trọng.
5 Anh/chị được tham gia những chương trình đạo tạo theo yêu cầu của công việc.
6 Công ty luôn tạo điều kiện cho anh/chịđược thể hiện và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
7 Anh/chị được giới thiệu và định hướng công việc rõ ràng trong ngày làm việc đầu tiên.
8
Chính sách khen thưởng, chế độ phúc lợi của công ty thể hiện rõ sự quan tâm của Ban giám đốc đối với đời sống nhân viên.
9 Việc đánh giá nhân viên được thực hiện minh bạch, chính xác và công bằng.
10 Mức lương anh/chị nhận được tương ứng với kết quả làm việc.
11 Công ty tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở và có tính hỗ trợ.
Sự gắn kết của nhân viên vào tổ
chức
12 Lãnh đạo luôn quan tâm, hỗ trợ cấp dưới. 13
Anh/chị có nhiều cơ hội để nêu lên ý kiến của mình và ý kiến của Anh/chị được cấp trên lắng nghe và ghi nhận.
14 Bộ máy tổ chức được phân bố hợp lý.
15 Nhân viên được phân công công việc phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và mong muốn.
16 Giữa nhân viên các cấp có sự gắn bó, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong công việc và cả trong cuộc sống. 17 Anh/ chị nhận thức đầy đủ về trách nhiệm công việc
của mình.
Nhận thức của nhân viên về tổ
chức
18 Anh/chị thật sự nhận thức được sự đóng góp của mình vào mục tiêu chung của công ty
33 19
Anh/chị được cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động cũng như về các kế hoạch kinh doanh của công ty.
20 Anh/chị hiểu rõ được tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
21 Anh/chị thật sự nhận thức được hình ảnh của công ty trên thị trường.
22 Anh/chị thật sự hiểu môi trường văn hóa mà công ty muốn xây dựng.
23
Công ty luôn công khai, minh bạch đối với các hoạt động tuyển dụng, huấn luyện, xử phạt, điều động và sa thải nhân viên.
Sự hiểu biết của nhân viên về sự thay đổi tổ
chức
24 Cấp trên luôn thông báo cho anh/chị về những thay đổi trong công ty.
34
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa và đưa ra các cơ sở lý luận mới về truyền thông nội bộ, cụ thể là khái niệm truyền thông, truyền thông nội bộ, nội dung của hoạt động truyền thông nội bộ, các kênh truyền thông nội bộ, đặc điểm, vai trò, mô hình của truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để thực hiện phân tích thực trạng hoạt động truyền thông nội bộ tại Văn phòng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk tại Chương 2.
35
Chương 2. THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung Công ty, Văn phòng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Nam
2.1.1. Khái quát Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Tiền thân là Công ty Sữa, Cafe Miền Nam thuộc Công ty thực phẩm, với 6 đơn vị trực thuộc là:
+ Nhà máy sữa Thống Nhất; + Nhà máy sữa Trường Thọ; + Nhà máy cafe Biên Hòa;
+ Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico.
Một năm sau đó (1978) công ty được chuyển cho Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý và công ty đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I và đến năm 1992 được đổi tên thành công ty sữa Việt Nam thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nghiệp nhẹ.
Năm 1996, liên doanh với Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn để thành lập xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho công ty thâm nhập thành công thị trường miền trung Việt Nam.
Tháng 11 năm 2003, đánh dấu mốc quan trọng là chính thức đổi thành Công Ty Cổ Phần đổi tên thành “Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam”.
Sau đó, công ty thực hiện việc thâu tóm Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam và công Ty Cổ Phần Sữa Sài Gòn, tăng vốn điều lệ đăng ký của công ty lên con số 1.590 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ-BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 01
36
tháng 12 năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp.
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và pho mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
37 Tên viết tắt: VINAMILK
Trụ sở: 36 – 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206 Website: www.vinamilk.com.vn
Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
Vốn Điều lệ của Công ty Sữa Việt Nam hiện nay: 1.590.000.000.000 VND (Một ngàn trăm chín mươi tỷ đồng).
Cơ cấu Vốn điều lệ tại thời điểm 30/06/2006 là: Thành phần sở hữu Số cổ phần sở hữu Tỷ lệ (%) - Cổ đông Nhà nước: 79.520.000 – 50,01% - Cổ đông trong nước: 25.626.700 – 16,12% - Cổ đông nước ngoài: 53.853.300 – 33,87% Tổng số vốn chủ sở hữu: 159.000.000 – 100,00% Nguồn: Bản báo cáo Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam. Công ty đã đạt được rất nhiều danh hiệu cao quý:
Huân chương lao động hạng II (1991- do Chủ tịch nước trao tặng) Huân chương lao động Hạng I (1996- do Chủ tịch nước trao tặng) Anh Hùng Lao động (2000- do Chủ tịch nước trao tặng)
Huân chương Độc lập Hạng III (2005- do Chủ tịch nước trao tặng) siêu cúp do nhà nước trao tặng hàng Việt Nam chất lượng cao.
Top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao (từ năm 1995 đến nay)
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.
38
2.1.2. Khái quát Văn phòng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Tổ chức văn phòng Công ty được khái quát theo sơ đồ sau: