Phân tích thực trạng Công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Tuyên

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân của đảng bộ tỉnh tuyên quang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 38 - 53)

7. Bố cục đề tài

2.2. Phân tích thực trạng Công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Tuyên

tỉnh Tuyên Quang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc

2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH

Để có được những thành tựu về kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua được xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong những nguyên nhân quan trọng và mang ý nghĩa quyết định không thể không nói đến thành tự to lớn của công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, mà trực tiếp là các cấp ủy, tổ chức đảng có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định:

Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, khoa học và chuyên nghiệp của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong việc lôi cuốn, tập hợp nông dân tích cực tham gia nhiều phong trào cách mạng sôi nổi, rộng rãi

Các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã được tuyên truyền, phổ biến trong công tác vận động nông dân đã nhận được sự lãnh đạo trực tiếp. Bên cạnh đó các tổ chức đảng lãnh đạo chỉ đạo đưa ra những biện pháp thiết thực nhanh chóng để kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống nông dân. Chính vì vậy, phong trào nông dân ở Tuyên Quang phát triển tương đối sâu rộng và là một trong những điển hình tiêu biểu. Các phong trào thi đua khi phát động nhận được sự tham gia đông đảo của nông dân như: phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, hiến đất bê tông hóa đường nông thôn… Sự tham gia tích cực của nông dân chính là kết quả đạt được của công tác vận động của Đảng bộ tỉnh.

Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi được đẩy mạnh, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững, sản xuất theo chuỗi liên kết thời gian qua đã giúp cho nhiều hội viên nông dân của thành phố thoát nghèo, nâng cao thu nhập. Số lượng hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp

33

tăng từ 2.697 hộ của năm 2016 lên 4.053 hộ vào năm 2020. Ông Vũ Văn Thiệu, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố chia sẻ, thực hiện phong trào sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2016 - 2020, số lượng hộ nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi hằng năm đều tăng. Năm 2020 toàn thành phố có 4.053 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi, tăng 1.336 hộ so với năm 2016. Tuy nhiên xét về cấp trung ương thì số lượng hộ đạt chỉ tiêu còn ít. Mới chỉ có 17 hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 129 hộ đạt cấp tỉnh nhưng có đến 3.767 hộ đạt sản xuất kinh danh cấp cơ sở [15].

Theo khảo sát các hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố của Hội Nông dân thành phố năm 2020, trên địa bàn có 188 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thực hiện liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nhưng mới chỉ có khoảng 19 hộ, hợp tác xã có hoạt động ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết theo chuỗi, hoặc liên kết một số công đoạn với doanh nghiệp có tính ổn định, lâu bền. Bởi các hộ, HTX này đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất để tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm; chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng được nhãn hiệu, khẳng định được thương hiệu cho sản phẩm... Có thể kể tới như: mô hình trồng, chế biến, sản xuất, tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP rộng 25 ha của HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh do anh Nguyễn Công Sử, chi hội 17, phường Mỹ Lâm làm giám đốc. HTX đã thực hiện xây dựng và đăng ký nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc với Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, toàn bộ sản phẩm của đơn vị đã được sử dụng tem điện tử mã cốt QR để truy xuất nguồn gốc. Năm 2020, Hợp tác xã có 7 sản phẩm được tham gia chương trình OCOP. HTX đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với một số nhà phân phối và siêu thị tại thị trường Hà Nội. Ngoài ra vùng trồng rau an toàn với 20 ha tại phường Hưng Thành cũng đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn, được Siêu thị Tuyên Quang thu mua và cung cấp cho một số bếp ăn tập thể của các trường học trên địa bàn thành phố. Vùng chuyên canh cây bưởi theo hướng VietGap với diện

34

tích trên 30 ha của Hợp tác xã cây ăn quả Quang Vinh, xã Thái Long, do ông Nguyễn Quang Vinh, chi hội Hòa Mục 2 làm giám đốc đã xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm bưởi, trong đó đã ký 2 hợp đồng tiêu thụ bưởi với các đại lý trong và ngoài tỉnh...[15].

Từ phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, nhiều tấm gương tiêu biểu vượt khó, thoát nghèo, làm giàu với thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng tiêu biểu như anh Nguyễn Công Nghiệp, 30 tuổi anh đã là Giám đốc hợp tác xã Chăn nuôi đại gia súc Nghiệp Thành, xã Tân Thành huyện Hàm Yên; hay mô hình nuôi bò 3B của anh Nguyễn Xuân Minh tại xã Thái Bình huyện Yên Sơn, với ý chí phấn đấu vươn lên mong muốn thoát nghèo anh đã xây dựng và phát triển thành công mô hình nuôi bò 3B đã đem lại thu nhập cao cho gia đình anh và giúp cho các hộ dân lân cận,…[15].

Được sự quan tâm từ cấp ủy và tổ chức đoàn thể phong trào hợp tác làm thủy lợi – thủy nông nội đồng đã đem lại kết quả cao giúp người dân cải thiện đời sống đem lại nguồn thu nhập cao đồng thời tăng cường sự liên kết tương trợ giữa các hộ nông dân cùng nhau phát triển kinh tế. Anh Nguyễn Quang Minh, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm huyện Lâm Bình là một trong những nông dân tiêu biểu đã làm giàu thành công từ mô hình nuôi cá lồng. Hiện gia đình anh đang nuôi 150 lồng cá với đủ các loại như trắm cỏ, chép, rô phi đơn tính, lăng chấm, lăng đen, chiên và cá trê. Tận dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên, mỗi năm anh bán ra thị trường 100 tấn cá và thu lãi hơn 500 triệu đồng. Mô hình chăn nuôi cá lồng trên sông có hiệu quả, hiện nay trên địa bàn huyện Lâm Bình ngày càng xuất hiện nhiều hộ nuôi cá lồng. Để việc chăn nuôi cá lồng đạt hiệu quả, các hộ đã liên kết với nhau trong sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm [15].

Bên cạnh đó các phong trào đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào liên kết phát triển kinh tế cụ thể như các phong trào thi đua như: Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn

35

kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới, Nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh; Cuộc vận động ,toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh… đã nhận được sự tham gia tích cực của nông dân trên địa bàn.

Thành công trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã mang lại cho tỉnh Tuyên Quang nhiều thành tựu hết sức to lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo. Kết quả rõ ràng thể hiện sự thành công trong các phong trào nông dân là sự phát triển của kinh tế, văn hóa, giáo dục ngay tại địa phương, tạo được sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong làng xóm, thôn bản.Đó cũng chính là một trong những bước thành công đầu của quá trình vận động nông dân cùng hướng tới mục tiêu thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh cũng như của quốc gia.

Hai là, các cấp ủy, tổ chức đảng của tỉnh đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức vận động nông dân

Phương thức để tiến hành một công cuộc vận động rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại trong một cuộc vận động nông dân, và nội dung cũng vậy. Phương thức phải đi cùng với nội dung, có sự kết hợp với nhau, thống nhất với nhau, thay đổi phù hợp với từng điều kiện trong thời kỳ mới. Không thể áp dụng phương thức và nội dung của những năm 1945 cho thời đại ngày nay những năm 2021 được bởi vì xã hội luôn thay đổi vận hành từ ngày, bên cạnh với việc thay đổi phải biết kế thừa và phát huy các phương thức và nội dung cũ. Nội dung công tác nông dân đã chú trọng đến tính thiết thực, không còn chung chung, hình thức mà đi với những vấn đề cụ thể như chủ trương xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm; Chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2021 toàn tỉnh đã có 15 xã đăng ký đạt chuẩn, trong đó 9 xã đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới, 5 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu,…các chủ trương, chương trình được nông dân đồng tình ủng hộ, hăng hái thực hiện và nhanh

36

chóng trở thành phong trào quần chúng sôi nổi. Phong trào bê tông hóa nội đồng, bê tông hóa đường làng ngõ xóm là một ví dụ điển hình nhận được sự đóng góp và ủng hộ từ nông dân. Hiện nay ở nông thôn Tuyên Quang cơ bản không còn những con đường xìn lầy khi trời mưa đến, giao thông đi lại thuận tiện, nông dân thuận lợi trong việc canh tác sản xuất và giao lưu buôn bán nông sản.

Hiện nay, các hình thức tập hợp nông dân cũng đã được cập nhật và trở nên đa dạng hơn. Nông dân tập hợp thành các câu lạc bộ, các hội nhóm như hát then, hát dân ca,… thông qua lời ca tiếng hát của mình họ khơi dậy tinh thần yêu nước, ca ngợi tinh thần đấu tranh của dân tộc ta, cạnh đó cũng lồng ghép những chủ trương, chính sách của Đảng đối với nông dân, chính sách và pháp luật. Trong khi vận động nông dân thực hiện các chính sách, các cấp ủy Đảng tập trung giải quyết những lợi ích cụ thể thu hút nông dân. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên những năm qua phong trào nông dân tiếp tục phát triển, đời sống nông dân tiếp tục được cải thiện, ý thức chính trị, ý thức làm chủ, sáng kiến của nông dân không ngừng. nâng cao.

Ba là, các cấp ủy đảng đã lãnh đạo mặt trận và các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò, tính chủ động trong công tác vận động nông dân

Trong những năm qua, các cấp ủy, đảng ở Tuyên Quang luôn chú trọng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể có đầy đủ các yếu tố về mặt chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và thái độ tích cực, am hiểu pháp luật. Với đội ngũ cán bộ trẻ trung năng động, nhiệt huyết. Họ đã có những chương trình, hoạt động thiết thực cụ thể như đến từng hộ gia đình tuyên truyền vận động.

Các tổ chức đoàn thể được cấp ủy, tổ chức đảng tạo điều kiện phát huy vai trò của tổ chức, đề cao tính chủ động nhanh chóng thích ứng với điều kiện mới để tiến hành vận động nông dân phù hợp với tình hình biến đổi của đất nước, giúp người nông dân Tuyên Quang tiếp cận được với những thông tin hữu ích, tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho hoạt động sản xuất phát triển kinh tế.

37

Bốn là, cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên chăm lo củng cố Ban dân vận các cấp

Ban dân vận các cấp là những người có vị trí vô cùng quan trọng trong công tác vận động nông dân. Họ là những người trực tiếp thực hiện công tác dân vận đặc biệt là những người làm công tác dân vận ở cơ sở hiểu được điều đó Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã thường xuyên chăm lo đến việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận. Bên cạnh đó cũng có những chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận để họ phát huy được hết vai trò của mình trong việc vận động nông dân.

Có thể khẳng định rằng khi có sự chỉ đạo kịp thời của các tổ chức đảng, chính quyền, có sự phối hợp tương đối chặt chẽ giữa các cấp ủy đảng, chính quyền với các đoàn thể tham gia vào công tác vận động nông dân thì các phong trào nông dân ở Tuyên Quang ngày càng phát triển, càng nhận được sự tham gia ủng hộ của nông dân.

2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân trong công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH

Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua cũng còn những thiếu sót, khuyết điểm nhất định. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:

Một là, việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, vận động nông dân vẫn chưa thực sự mạnh mẽ

Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều đổi mới, nhưng nhiều cấp ủy đảng, cơ quan, đoàn thể ở Tuyên Quang vẫn còn lúng túng, bị động trong việc xác định nội dung và phương hướng công tác vận động nông dân. Vai trò, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đoàn thể và cán bộ, đảng viên chưa cao. Tình trạng thiếu dân chủ ở nông thôn, tranh chấp đất đai, tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc, tệ nạn, mê tín dị đoan ... Các cấp chưa thực sự chủ động giải quyết, ngăn chặn kịp thời.

38

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế gây bất bình trong nông dân do các phương pháp tuyên truyền, thuyết phục, vận động nông dân của cấp ủy đảng ở cơ sở còn chưa cao, chưa phù hợp với điều kiện mới của xã hội, sử dụng sai phương pháp vận động khiến cho nông dân bất bình do các phương pháp đó có tính áp đặt, mệnh lệnh. Xuất hiện tình trạng cán bộ hách dịch, cậy quyền, lạm dụng quyền hành khiến cho nông dân không được phát huy quyền dân chủ, không được nói lên tâm tư nguyện vọng của mình. Dẫn đến gây giảm sút uy tín của Đảng, niềm tin của nông dân đối với Đảng và Chính quyền.

Nhân lực thực hiện công việc trong công tác vận động nông dân còn nhiều thiếu sót hạn chế về việc truyền đạt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước và các thông tin về công nghệ thông tin còn hạn chế về số lượng, dẫn đến thiếu nguồn nhân lực chất lượng ở Tuyên Quang. Số các cán bộ làm công tác về khuyến nông, về các vấn đề liên quan trực tiếp đến vấn đề về sản xuất, phát triển kinh tế còn nặng về lý thuyết chưa biết đi sâu vào thực tế dẫn đến một số báo cáo viên, tuyên truyền viên chưa giải đáp được các thắc mắc của người nông dân nên ảnh hưởng rất lớn đến các phong trào phát triển kinh tế của nông dân

Hai là, hiệu quả hoạt động của Ban dân vận các cấp chưa cao

Bên cạnh những ưu điểm mà Ban dân vận các cấp của Tuyên Quang có thì vẫn còn tồn tại những hạn chế. Hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa chủ động trong việc thực hiện tuyên truyền vận động, xác định các nội dung, phương thức hoạt động chưa phù hợp. Các chủ trương nhận thức của Đảng đề ra một số cán bộ làm công tác vận động nông dân mà chưa nắm chắc, chưa có nhận thức đúng đắn, nắm bắt nửa vời, tham gia các buổi tập huấn huấn luyện về bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho công tác vận động nông dân hời hợt, hình thức. Chưa đề cao công tác dân vận, chưa xác định được đó là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Chưa chú trọng đầu tư về chất lượng đội ngũ thực hiện

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân của đảng bộ tỉnh tuyên quang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 38 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)