Đối với Sở Tư pháp

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch – từ thực tiễn thành phố cần thơ (Trang 54 - 56)

Một là, một sốquy định của luật chung và luật riêng về xử phạt vi phạm hành chính về công chứng chưa bao quát hết theo đặc thù của lĩnh vực này nên một số quy

định còn bỏ ngỏ, chưa phù hợp. Một số xuất phát từ việc văn bản hướng dẫn thi hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng của Trung ương còn chung

chung, thiếu cụ thể nên khi triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Hai là, nguồn lực thực thi công vụ của cơ quan quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, tính chất phức tạp của hoạt động công chứng, nhất là các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin.

Đặc biệt, một bộ phận công chứng viên còn thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ công chứng hoặc còn xem nhẹđạo đức nghề dẫn đến vi phạm.

Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực công chứng nói chung và công chứng hợp đồng, bản dịch, giao dịch nói

riêng chưa phát huy được hiệu quả cao nhất, chưa thấm sâu vào nhận thức của đông đảo cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Bốn là, nhận thức về xử phạt vi phạm hành chính về công chứng của một bộ

phận cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước về công chứng, của người dân còn chưa đầy

đủ dẫn đến vi phạm pháp luật.

2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch từ thực tiễn tại thành phố Cần Thơ

Để khắc phục những hạn chế, bất cập đã phân tích cần phải áp dụng, triển khai một cách có hệ thống, có liên kết chặt chẽ các giải pháp, bao gồm:

2.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch

Đểđảm bảo thực thi công tác xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động thực tiễn, cần hoàn thiện một số nội dung như sau:

Một là, nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 82/2020/NĐ-CP theo hướng xác

định lại các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch hiện còn rời rạc ở các điều, khoản của Nghị định, đảm bảo tính hệ

thống, tập trung và bao quát tất cả các hành vi trong một điều, khoản nhất định. Cụ

thể, cần xem xét lại các hành vi tại Điều 12, Điều 14 và Điều 15 của Nghị định.

Hai là, cần mô tả rõ ràng, cụ thể vi phạm hành chính trong Nghị định số 82/2020/NĐ-CP để xác định hành vi, khắc phục được sự nhầm lẫn, chồng chéo để

phân biệt rõ giữa các hành vi vi phạm có biểu hiện tương đồng. Điều này đảm bảo một trong các yêu cầu quan trọng cần phải tuân thủ khi quy định về vi phạm hành

chính, đó là: “Vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn”.98 Từ đó, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác xử phạt trong thực tiễn đối với các hành vi vi phạm hành chính liên

quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

Ba là, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2020/NĐ-CP hoặc ban hành Nghị định mới nhằm cụ thể hóa các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động công chứng nói chung và công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch nói riêng. Đây là cơ sở pháp lý rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ để quyết định mức xử phạt phù hợp, tránh tình trạng duy ý chí, chủquan trong xác định khung phạt.

Bốn là, nghiên cứu, sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính về khái niệm và bản chất pháp lý đối với chủ thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả từ hành vi vi phạm hành chính. Theo đó, Luật cần sửa đổi khái niệm “biện pháp khắc phục hậu quả” cho phù hợp với đặc thù riêng của lĩnh vực công chứng như tác giả đã phân

tích ở phần bất cập: Có những vi phạm hành chính do công chứng viên hoặc cá nhân, tổ chức có yêu cầu công chứng thực hiện nhưng chủ thể phải tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả lại là tổ chức hành nghề công chứng. Như vậy, có thể

sửa đổi theo hướng quy định loại trừ đối với lĩnh vực công chứng thì chủ thể thực hiện “biện pháp khắc phục hậu quả” có thể là chủ thể có liên quan trực tiếp khác.

Năm là, Chính phủ cần ban hành quy định rõ trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp

để được công chứng hợp đồng, giao dịch để tạo căn cứ pháp lý rõ ràng trong việc

xác định trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự. Theo đó, giải thích cụ thể

về hành vi này để phân định rõ giữa trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo

82/2020/NĐ-CP và trường hợp xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa

đổi, bổsung năm 2017). Từđó, góp phần tạo sự thuận lợi cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và những cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng pháp luật chính xác trên thực tế.

Sáu là, sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính để tăng thời hiệu phạt trong

lĩnh vực công chứng là 02 năm. Như phân tích ở trên, việc tăng thời hiệu xử phạt vi

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch – từ thực tiễn thành phố cần thơ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)