PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp văn học dân gian (Trang 28 - 30)

b) Thần thoại Việt Nam xây dựng những vị thần thần thánh, siêu năng

PHẦN KẾT LUẬN

Dân tộc nào cũng tự hào về kho tàng thần thoại của đất nước mình bởi trong đó chứa đựng hàng ngàn năm văn hóa của dân tộc. Có lẽ, đồ sộ nhất trong kho tàng thần thoại thế giới chính là thần thoại của đất nước Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp

chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển của văn hóa phương Tây. Nó là nguồn suối đầy màu mỡ nuôi dưỡng cho các ngành nghệ thuật. Nó tạo nên các điển tích điển cố cho nền văn học thế giới. Các thần đều được xây dựng có tính cách như con người, có chức năng nhất định và có vật thần kì bên cạnh. Vũ trụ này dù ở nơi đâu cũng như nhau nên không gian hoạt động của các thần cũng như nhau. Thần yêu thương con người thì con người sẽ quý trọng các thần. Còn nếu con người khinh thường các thần, con người sẽ phải chịu hậu quả đắt giá. Người xưa không chỉ sáng tác truyện có sự trùng lặp sự xây dựng hình tượng người anh hùng mà còn có sự trùng lặp trong ý tưởng xây dựng cốt truyện. Vì vậy, bên cạnh điểm trùng lặp thì thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp có nhiều điểm khác biệt, mang những nét độc đáo riêng của từng xứ sở. Trong thần thoại Việt Nam, các thần không được xây dựng thành một hệ thống đồ sộ thì thần thoại lại xây dựng được một gia phả thần. Trong khi người Hy Lạp xây dựng hình tượng các vị thần mang bản chất con người thì người Việt cổ lại thần thánh hóa, lí tưởng hóa các vị thần của dân tộc. Thần trong thần thoại Hy Lạp được xây dựng theo sự tôn sùng chủ nghĩa anh hùng với những chiến công chinh phục được tự nhiên những vẫn có những điểm yếu, những bất hạnh cuộc sống và ở thần hiện lên những nét đẹp hình thể giống với con người thì thần trong thần thoại Việt Nam lại được xây dựng với hình dáng kì dị, có năng lực hơn người.

* Tài liệu tham khảo.

1. M.Meletinxki (chủ biên, 1991), Từ điển thần thoại, NXB Bách khoa Xô Viết (Bùi Mạnh Nhị dịch)

2. M.Meletinxki (2007), “Thần thoại cổ đại dưới ánh sáng so sánh” (In trong Huyền thoại và văn học, Tủ sách Những vấn đề ngữ văn, Trần Thị Phương Phương dịch từ nguyên bản tiếng Nga – 1971), Nxb ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Văn Khỏa (biên soạn, 2017), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn học Đông A.

4. Hoàng Tiến Tựu (1991), Văn học dân gian Việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục 5. Chu Xuân Diên (1984), Từ điển Văn học tập II, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp văn học dân gian (Trang 28 - 30)