Chiến công của người anh hùng trong thần thoại lập nước.

Một phần của tài liệu Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp văn học dân gian (Trang 27 - 28)

b) Thần thoại Việt Nam xây dựng những vị thần thần thánh, siêu năng

3.2.2. Chiến công của người anh hùng trong thần thoại lập nước.

Thần thoại lập nước của người Việt chủ yếu viết về chiến công chống lại giặc “ hai chân”. “Khảo sát Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập I, Thần thoại –

Truyền thuyết có 136 câu chuyện về người anh hùng, trong số đó đề cập tới chiến công của người anh hùng với lực lượng siêu nhiên và quái vật chỉ có 6 truyện, còn lại là số truyện nói về chiến công của người anh hùng với kẻ thù hai chân” .

Phong phú hơn thần thoại việt Nam, người dân Hy Lạp sáng tạo nên những vị thần với nhiều chiến công chống lại kẻ thù “bốn chân”. Để chống lại kẻ thù “bốn chân” thì những người anh hùng phải mưu trí, dũng cảm. Có thể nói, ngay từ buổi đầu khai thiên lập đia, người Việt đã biết đánh giặc bảo vệ đất nước. Chính điều này đã tạo nên truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm cho người Việt và truyền thống đó được lưu mãi tới tận ngày nay. Khác với người Việt cổ, người Hy Lạp với quan niệm phải chinh phục chế ngự tự nhiên, chiến thắng tự nhiên nên họ có nhiều câu chuyện kể về cuộc đấu tranh với kẻ thù “bốn chân”. Tất cả những câu chuyện ấy đều rất lôi cuốn người đọc bởi những con quái vật rât hung dữ, con người thì mưu trí, dũng cảm. Cả người dân Hy Lạp và người dân Việt Nam đều chú trọng tới chủ đề này khi sáng tác thần thoại. Song, do chữ viết của người Việt ra đời muộn, thời gian bị xâm lăng lâu, quá trình lưu truyền bằng miệng dài nên so với thần thoại Hy Lạp, số lượng truyện viết về người anh hùng chống lại kẻ thù “hai chân” trong truyện thần thoại lập nước của người Việt có sự phong phú hơn. Đôi khi thần thoại về lập nước của người Việt còn có sự pha trộn với truyền thuyết. Còn với người Hy Lạp, theo Nguyễn Đổng Chi trong cuốn “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” cho rằng “đây là dân tộc duy nhất trên thế giới sớm tách thần thoại và lịch sử thành hai con đường. Vì vậy không có trường hợp lịch sử thần thoại”.

Một phần của tài liệu Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp văn học dân gian (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w