tục giải quyết
Các công trình, các sách, báo, tạp chí và luận án của các tác giả nêu trên có rất nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Có thể thấy, quyền của NLĐ và bảo đảm quyền của NLĐ đƣợc nghiên cứu ở mỗi phƣơng diện và mức độ khác nhau; dù còn khác về chủ đích và khía cạnh tiếp cận nhƣng mỗi công trình đều có những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013”. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp năm 2013 trong việc bảo đảm quyền con ngƣời trong lao động đƣợc nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Tất cả những kết quả đó đều đƣợc tác giả luận án tiếp thu và phát huy trong đề tài nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 đƣợc ban hành, các nghiên cứu, đánh giá pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ không còn phù hợp với những đòi hỏi từ bản Hiến pháp mới, những đề xuất, kiến nghị có liên quan của các tác giả chỉ mang tính tham khảo. Ngoài ra, một số đề tài, bài viết tập trung nghiên cứu về quyền cụ thể của NLĐ trong Hiến pháp năm 2013, ví dụ nhƣ quyền làm việc, quyền đƣợc hƣởng an sinh xã hội mang tính chất nghiên cứu trao đổi, có công trình khoa học nghiên cứu ngắn gọn trên tạp chí mang tính gợi mở. Có thể nhận thấy, vẫn còn những khoảng trống trong việc nghiên cứu pháp luật về bảo đảm quyền hiến định của NLĐ, những tác động của Hiến pháp năm 2013 với việc bảo đảm quyền của NLĐ, những yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 đòi hỏi hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ và những đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Chính vì vậy, cùng với sự kế thừa các công trình của ngƣời đi trƣớc (về việc tham khảo, trích dẫn kết quả nghiên cứu, ý tƣởng, số liệu từ các công trình trên và nhiều nguồn khác), luận án sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung nhƣ sau:
Thứ nhất, luận án phân tích cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ; luận giải chi tiết nền tảng pháp lý quan trọng bảo đảm quyền của NLĐ là Hiến pháp năm 2013, trong đó làm rõ vai trò và những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền của NLĐ; những yêu cầu đặt ra từ Hiến pháp năm 2013 với việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ. Luận án đƣa ra các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ. Đồng thời, tham khảo Hiến pháp và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo đảm quyền của NLĐ, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ hai, luận án khái quát quá trình phát triển của pháp luật về bảo đảm các quyền của NLĐ ở Việt Nam, phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng pháp luật về bảo đảm các quyền của NLĐ ở Việt Nam hiện nay, nêu bật những thành tựu và tìm ra đƣợc những khiếm khuyết, hạn chế và bất cập của pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá theo những tiêu chí hoàn thiện pháp luật và yêu cầu đặt ra từ Hiến pháp năm 2013.
Thứ ba, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ, luận án nghiên cứu, đề xuất những quan điểm và giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm các quyền của NLĐ ở Việt Nam theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.