1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích làm sâu sắc thêm lý luận hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ từ nền tảng pháp lý quan trọng là Hiến pháp năm 2013, tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nhƣ sau:
Giả thuyết nghiên cứu: Mặc dù đã có những cố gắng nhất định trong việc thể chế hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013 song pháp luật về lĩnh vực bảo đảm quyền của NLĐ vẫn cần phải hoàn thiện hơn nữa trong việc bảo đảm quyền của NLĐ theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Câu hỏi nghiên cứu 1: Hiến pháp có vai trò gì đối với việc bảo đảm quyền của NLĐ? Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới gì về bảo đảm quyền của NLĐ so với Hiến pháp năm 1992? Quyền của NLĐ và cơ chế bảo đảm quyền của NLĐ theo Hiến pháp năm 2013 và pháp luật nhƣ thế nào? Những yêu cầu gì đƣợc Hiến pháp năm 2013 đặt ra với việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ? Các tiêu chí nào đƣợc dùng để đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm các quyền của NLĐ ở Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào – Những thành tựu và hạn chế đối chiếu với các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật và những yêu cầu đƣợc Hiến pháp năm 2013 đặt ra?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Quan điểm nào hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ? Giải pháp nào hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ?
1.3.2. Cơ sở lý thuyết
Luận án sử dụng một số lý thuyết nhƣ sau:
- Các học thuyết, tƣ tƣởng về quyền con ngƣời dựa trên các nguyên tắc: dân chủ, tự do, công b ng, bình đẳng, thừa nhận giá trị và phẩm giá con ngƣời.
- Học thuyết Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền con ngƣời, về Nhà nƣớc và pháp luật.
- Các chủ trƣơng, đƣờng lối của Ðảng, chính sách của Nhà nƣớc về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền con ngƣời, quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Những công trình nghiên cứu khoa học trên có ý nghĩa nhất định trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của ngƣời lao động. Trong đó, nhiều công trình khoa học của học giả trong nƣớc và nƣớc ngoài nghiên cứu có giá trị tham khảo để hoàn thiện lý luận và thực tiễn pháp luật về bảo đảm quyền của ngƣời lao động ở Việt Nam; nhiều công trình của các học giả trong nƣớc cần nghiên cứu và đƣợc nghiên cứu sinh kế thừa trực tiếp. Tuy vậy, phần lớn các công trình khoa học hiện nay có liên quan đến đề tài luận án chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và đầy đủ về pháp luật bảo đảm quyền của ngƣời lao động từ những yêu cầu theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với việc bảo đảm quyền của ngƣời lao động, tạo cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của ngƣời lao động ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 2
HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ TINH THẦN CỦA HIẾN PHÁP LÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA
NGƢỜI LAO ĐỘNG
Đối với mỗi con ngƣời, lao động là một yếu tố cấu thành của sự phát triển. Con ngƣời tồn tại và phát triển luôn gắn với lao động và sáng tạo. Karl Marx đã chỉ ra r ng chính lao động biến vƣợn thành ngƣời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con ngƣời đã đạt đƣợc nhiều thành quả rực rỡ nhƣ ngày nay cũng nhờ lao động. Bởi vậy, lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ cao cả của con ngƣời. Tôn trọng, thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm quyền của NLĐ chính là động lực quan trọng nhất để phát triển đất nƣớc.
Cuộc đấu tranh về việc bảo đảm quyền của NLĐ là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, quyết liệt bắt đầu từ khi xuất hiện nhà nƣớc và kéo dài cho tới tận ngày nay. Sự kiện quan trọng mang tầm quốc tế đƣợc ghi nhận chính thức trong các văn kiện quốc tế là việc Đại hội quốc tế Cộng sản II nhóm họp tại Paris ngày 20/6/1889 đã quyết định lấy ngày 01/5 hàng năm làm ngày quốc tế của NLĐ. Phải mất hơn 50 năm sau sự kiện này, với việc thành lập Liên hợp quốc (24/10/1945) cùng với việc ra đời các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, trong đó có ILO, thì cơ sở pháp lý của pháp luật quốc tế bảo đảm quyền của NLĐ đƣợc hình thành và phát triển ngày càng sâu rộng. Năm 1948, UDHR tuyên bố r ng tất cả mọi ngƣời đƣợc hƣởng các quyền con ngƣời cơ bản, trong đó ghi nhận các quyền của NLĐ nhƣ là quyền đƣợc bảo đảm an sinh xã hội, quyền đƣợc làm việc, tự do lựa chọn nghề nghiệp và đƣợc trả lƣơng ngang nhau cho những công việc nhƣ nhau, đƣợc thành lập hoặc gia nhập công đoàn... Từ nền tảng UDHR, các quyền của NLĐ đã đƣợc thể hiện cụ thể trong ICESCR, ICCPR và nhiều Công ƣớc của ILO. Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật quốc tế có thể thấy r ng, “quyền của NLĐ là một trong những quyền hết sức quan trọng của con ngƣời, có vai trò quan trọng đối với cá nhân NLĐ hoặc tập thể lao động, gắn liền với tự do và giải phóng con ngƣời” [64, tr.17].
Chƣơng này sẽ phân tích cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ theo Hiến pháp năm 2013 và tinh thần của Hiến pháp, trong đó làm rõ vai trò, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền của NLĐ;
những yêu cầu đặt ra của Hiến pháp năm 2013 với việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ ở Việt Nam; và những tiêu chí đặt ra của Hiến pháp năm 2013 đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NLĐ.