1.2. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã
1.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
nước trong quản lý về hộ tịch
1.2.4.1. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với UBND cấp xã;
- Thực hiện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ Tư pháp - hộ tịch; - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch; - Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
- Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
- Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
- Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo UBND cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền; - Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình);
- Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và
quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm.
1.2.4.2. Trách nhiệm của Phòng Tư pháp cấp huyện
Phòng Tư pháp giúp UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định tại Nghi ̣ đi ̣nh số 158/2005/NĐ-CP.
- Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với UBND cấp xã;
- Thực hiện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ Tư pháp - hộ tịch; - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch; - Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
- Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
- Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch;
- Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo UBND cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
- Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).
1.2.4.3. Trách nhiệm của UBND cấp xã
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch:
- Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP;
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
- Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
- Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
- Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
- Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo UBND cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền. - Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm.
* Nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp - hộ tịch
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng của cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã trong bộ máy hành chính của UBND cấp xã là giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong đăng ký và quản lý hộ tịch, cán bộ Tư pháp - hộ tịch giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này;
- Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch. Đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp - hộ tịch phải có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh.
Cán bộ Tư pháp - hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà không được đăng ký;
- Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; - Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
- Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.
Lý luận hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch là một nội dung quan trọng. Tìm hiểu kỹ về lý luận sẽ giúp các nhà quản lý có kiến thức cơ bản để hoạch định chính sách và đề ra những văn bản sát với thực tế. Hộ tịch là những vấn đề cơ bản liên quan đến nhân thân của con người. Hộ tịch có những đặc điểm riêng mang tính ổn định tương đối cao. Quản lý nhà nước về hộ tịch có vai trò, nguyên tắc và nội dung cụ thể. Trong đó, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch rất rõ ràng. Quản lý tốt về hộ tịch sẽ là cơ sở hoạch định chiến lược quản lý nhà nước về mọi mặt đời sống xã hội.