Trong lĩnh vực đường thủy nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô (Trang 67 - 72)

2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

2.3.1. Trong lĩnh vực đường thủy nội địa

Hiện tại, Thành phố Hà Nội có khoảng 69 hồ lớn nhỏ và 13 sông, có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết ngập, úng trên địa bàn.

Trong 13 con sông, trên địa bàn Hà Nội có 4 con sông lớn gồm: Sông Hồng dài 138 km, bắt nguồn từ sông Đà và sông Lô, hạ lưu giáp tỉnh Hà Nam, chạy qua mười chín quận, huyện, thị xã; sông Đuống dài 22 km, bắt nguồn từ sông Hồng, hạ lưu giáp tỉnh Bắc Ninh, chảy qua 11 xã thuộc quận Long Biên và Huyện Đông Anh, Gia Lâm; sông Đà dài 34 km, thượng lưu giáp tỉnh Hòa Bình, hạ lưu giáp sông Hồng, chảy qua 10 xã thuộc huyện Ba Vì; sông Đáy dài 88 km.

Bên cạnh đó, còn có 12 sông thoát lũ, chậm lũ và phục vụ tưới tiêu, một số sông nhỏ khác như: sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ dài 42,5 km, sông Tô Lịch dài 13,5 km, sông Sét dài 6,7 km, sông Lừ dài 5,8 km, sông Kim Ngưu dài 10,8 km, sông Bắc Hưng Hải, sông Hà Bắc, sông Nhuệ, sông Tích dài 20 km. Ngoài ra, Hà Nội còn có 20 hồ lớn như: Hồ Tây (552 ha), hồ Suối Hai (1000 ha), hồ Bảy Mẫu (18 ha), hồ Trúc Bạch (26 ha), hồ Giảng Võ (1,6 ha)...

Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố Hà Nội diễn biến hết sức phức tạp, điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, những vụ tai nạn đường thủy gây thiệt hại lớn về người và của đang là một lời cảnh báo lớn đối với việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến này.

Trên địa bàn có 43 bến đò, ngang, dọc sông. Trong đó có phép là 28 bến, không phép là 25 bến (theo số liệu của Sở Giao thông vận tải) với khoảng 300 phương tiện thủy đang hoạt động trên các tuyến.

Hiện nay, nhiều bến thủy vẫn vi phạm như thiếu phao cứu sinh, cứu đắm, bình cứu hỏa, bến không phép hoặc giấy phép đã hết hạn, phương tiện cũ, nát, người điều khiển không giấy phép,….

Thứ hai,nạn khai thác cát trái phép.

Việc khai thác cát sỏi trái phép trên một số tuyến sông diễn ra thường xuyên, liên tục, dẫn đến sạt lở, thay đổi dòng chảy,… Hiện các bến vật liệu xây dựng và tình trạng khai thác vật liệu xây dựng trái phép đang đe dọa nghiêm trọng đến an toàn đường thủy.

Theo thống kê năm 2012, các điểm khai thác, các điểm kinh doanh trung chuyển vật liệu xây dựng trên các tuyến sông, hồ là 160 bến. Trong đó, có phép là 80 bến, không phép là 50 bến (số liệu khảo sát thực tế của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội).

Trên địa bàn Thủ đô có hơn 300 điểm khai thác vật liệu xây dựng, trong đó, riêng trên sông Hồng đã có 158 điểm.

Theo nhận định của Thanh tra Giao thông Hà Nội, hiện khu vực nhức nhối nhất về khai thác cát trái phép là trên các tuyến sông Hồng, sông Đuống, làm ảnh hưởng đền dòng chảy và luồng lạch như khu vực xã Xuân Canh, Tầm Xá, Đông Hội (Đông Anh), xã Ninh Sở, Hồng Vân, Thống Nhất (Thường Tín) và một số xã khác thuộc các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây.

Dù đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ hiện tượng này, nhưng sau đó tình trạng vi phạm lại tái diễn.

Hiện nay trên 40 km sông Hồng và 20 km sông Đuống chạy qua Hà Nội có trên 30 tàu thuyền lớn nhỏ đang khai thác cát trái phép, gây sạt lở bờ

sông, cản trở giao thông đường thủy. Ngoài ra, còn có trên 10 bến bãi neo đậu trái phép, tập trung ở thượng và hạ lưu phường Phú Thượng, khu vực kè phường Tứ Liên, thượng lưu cầu Long Biên và cầu Phù Đổng.

Nhận thức được thực trạng trên, trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội thành lập một Đội Thanh tra Giao thông đường thủy nội địa trực thuộc, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chánh Thanh tra Sở, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các công trình giao thông Đường thủy nội địa, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Thanh tra Sở đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng như Phòng Cảnh sát đường thủy - Công an Thành phố Hà Nội, Thanh tra giao thông đường sông, các trạm quản lý đường sông thuộc Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6, số 9, chính quyền địa phương, tiến hành kiểm tra xử lý vi phạm hành chính, giải tỏa các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, Nghị định số 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy và các quy định khác, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã kiểm tra, xử lý các vi phạm về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa theo đúng quy định của pháp luật.

Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố được lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội thực hiện một cách có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong ba năm gần đây (2011 - 2013):

Bảng 2.2. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa

(Chú ý: Số liệu được tính đến hết tháng 10 năm 2013)

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Số

TT Các hành vi vi phạm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số vụ Số tiền phạt Số vụ số tiền phạt Số vụ Số tiền phạt 1 Vi phạm về bến bãi 200 105,3 130 97,6 30 23,5 2 Phương tiện vi phạm 270 308 157 138,2 189 90,3 3 Lấn chiếm hành lang 42 60,3 36 40,1 5 1,8 4 Các vi phạm khác 468 327 367 161,2 100 111,1 Tổng 980 800,6 690 437,1 324 226,8

Nguồn: Báo cáo hội nghị Cán bộ công chức năm 2011, năm 2012 và Báo cáo 10 tháng năm 2013

Thanh tra Sở đã kiểm tra và yêu cầu ký cam kết đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy - vệ sinh môi trường đối với các trường hợp vi phạm buôn bán ven sông gây mất cảnh quan sông và xả rác gây mất vệ sinh môi trường thuỷ nội địa; các bến đò về đảm bảo an toàn phương tiện giao thông đưa khách qua sông.

Các lỗi vi phạm điển hình:

+ Khai thác bến thủy nội địa quá phạm vi vùng nước cho phép; + Khai thác cát đen trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng; + Sử dụng thiết bị xếp, dỡ hàng hoá không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật; + Mở bến thủy nội địa khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền; + Người điều khiển thiết bị bốc xếp không có chứng chỉ chuyên môn; + Để cát sỏi trôi xuống phạm vi hành lang bảo vệ luồng;

+ Không có bằng thuyền trưởng hạng 1, hạng 3;

+ Sử dụng Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hiệu lực.

Có thể thấy hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố của lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Đặc biệt, trong 3 năm 2011 - 2013, số vụ vi phạm và số tiền phạt đã giảm một cách đáng kể.

Biểu đồ 2.3. Tình trạng vi phạm GTVT đường thủy nội địa

Trong khoảng thời gian từ 2011 - 2013, tổng số trường hợp vi phạm và tổng số tiền phạt đã giảm nhanh chóng theo các năm.

Cụ thể, tổng số trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa năm 2012 giảm 1,5 lần so với năm 2011, từ 980 trường hợp xuống còn 690 trường hợp. Tổng số tiền phạt năm 2012 giảm gần 2 lần so với năm 2011.

Tổng số trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa 10 tháng đầu năm 2013 giảm hơn 2 lần từ 690 trường hợp xuống còn 324 trường hợp. Tổng số tiền phạt năm 2013 giảm gần 2 lần so với năm 2012.

Điều này chứng tỏ sự vào cuộc quyết liệt và có hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường

thủy nội địa trên địa bàn Thành phố của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cùng với các lực lượng liên ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)