Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử của Thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô (Trang 49 - 51)

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm giao thông

2.1.1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử của Thủ đô Hà Nội

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm giao thông của Hà Nội thông của Hà Nội

Hoạt động áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành tùy thuộc rất nhiều vào môi trường áp dụng pháp luật, môi trường của những vi phạm pháp luật, vì vậy trước khi có những nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của thanh tra chuyên ngành, luận văn khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm giao thông trên địa bàn Hà Nội.

2.1.1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử của Thủ đô Hà Nội Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, đồng thời trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, về diện tích tự nhiên Hà nội đứng đầu cả nước với diện tích 3.344,7 km2, gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành, là thành phố đứng thứ hai cả nước về diện tích đô thị, sau thành phố Hồ Chí Minh. Thủ đô Hà Nội là thành phố đứng thứ hai về dân số với 7,1 triệu người [16]. Hà nội nằm ở vị trí trung tâm vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với tên gọi Thăng Long. Trong suốt triều dài lịch sử (kể cả thời kỳ nhà Nguyễn định đô ở Phú Xuân - Huế), Hà Nội vẫn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, tôn giám lớn không chỉ của miền Bắc mà còn của cả nước. Dưới thời vua Minh Mạng, vào năm 1831, kinh thành Thăng Long chính thức được

đổi tên thành Hà Nội (thành phố bên trong sông). Trong hơn 80 năm bị Thực dân Pháp đô hộ, Hà Nội vẫn là địa phương đi đầu trong cuộc đấu tranh chống đội quân xâm lược Pháp mà tiêu biểu là hai cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội của Tổng đốc Hoàng Diệu và Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 03/02/1930), người dân Hà Nội lại đứng lên theo Đảng làm cách mạng giành chính quyền. Ngày 02/09/1945, mảnh đất linh thiêng này đã chứng kiến giây phút thiêng liêng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa với Thủ đô là Hà Nội. Tiếp đó, Hà Nội cùng với cả nước đi tiếp cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sau khi đất nước thống nhất (ngày 30/04/1975), Hà Nội tiếp tục đảm nhiệm vinh dự là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bước vào thời kỳ đổi mới, Thủ đô Hà Nội đã phát huy vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Bộ mặt của Thủ đô ngày càng được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông đồng bộ; nhiều khu đô thị mới đó và đang được xây dựng như Khu đô thị mới Mỹ Đình, Văn Khê, Văn Phú, Vân Canh v.v; các khu công nghiệp, khu công nghệ cao ra đời như Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Sài Đồng, Láng - Hòa Lạc, An Khánh… Bên cạnh đó, nhiều công trình văn hóa, an sinh xã hội được đầu tư xây dựng đã nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân như Công viên Hòa Bình, Công viên nước Hồ Tây, Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn, Bảo tàng Hà Nội, v.v. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xấp xỉ 10%/năm. Trước “ngưỡng cửa” đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (năm 2011), Thủ đô Hà Nội được Đảng và Nhà nước cho phép mở rộng địa giới hành chính với việc sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 04 xã của huyện Lương Sơn

(tỉnh Hòa Bình). Điều này tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội có những hoạch định chiến lược cho bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai xứng đáng với vị trí của Thủ đô của một nước có dân số 100 triệu người trong thập kỷ tới. Trong năm 2011 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI - Hà Nội đã đạt được thành tựu kinh tế rất đáng tự hào: Lần đầu tiên, GDP của Thủ đô Hà Nội vượt mốc hơn 100 nghìn tỷ đồng; hiện bình quân GDP/ người của Hà Nội đạt khoảng 2.500 USD …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)