KHU VỰC MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 32 - 34)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘ

1.3. KHU VỰC MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA

Khu vực này có đặc điểm riêng là khu vực kinh tế kém phát triển, điều kiện tự nhiên phức tạp, đi lại khó khăn, dân cư rải rác xen kẽ trong các vùng rừng núi, đặc biệt tình trạng dân trí thấp và nhiều nơi còn mang nặng các phong tục lạc hậu.

Những khó khăn này ảnh hưởng rất lớn tới việc triển khai và hiệu quả của công tác lao động-thương binh và xã hội. Công tác lao động-thương binh và xã hội của khu vực này nổi lên các vấn đề sau:

 Tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động, việc làm; Thống kê theo dõi biến động lao động trong các trạng thái di dân (dù là di dân tự do hay có tổ chức); Tổ chức các hoạt động sản xuất nhằm ổn định đời sống dân cư.

 Tham gia thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực công tác do các tổ chức trong và ngoài nước triển khai; Đặc biệt nắm chắc và tham gia với Uỷ ban nhân dân, các tổ chức khác trong địa phương để giúp đỡ các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo.

 Giải thích và thực hiện các chính sách đối với các đối tượng thuộc diện chính sách và các đối tượng xã hội.

 Cơng tác tun truyền phịng và chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt việc tham gia vận động phá trồng cây thuốc phiện và tệ nghiện hút. Với đặc điểm vùng lãnh thổ như trên và với đặc trưng công tác, công tác lao động-thương binh và xã hội tại đây gặp rất nhiều khó khăn. Cán bộ đặc biệt khó khăn trong việc đi lại, xuống địa bàn (nhiều cơ sở chỉ có thể đi bộ, đến được địa điểm thì thời gian đã mất cả ngày...) giải thích chế độ, chính sách, vận động quần chúng trong điều kiện của khu vực còn nhiều phong tục lạc hậu, dân trí thấp. Điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới vị trí, vai trị và hiệu quả của cơng tác lao động-thương binh và xã hội.

Như thế có thể thấy, trong các điều kiện làm công tác lao động-thương binh và xã hội khác nhau (khu vực thành thị, khu vực nông thôn, đồng bằng hay miền núi) hiệu quả công tác lao động-thương binh và xã hội đạt ở những mức độ khác nhau nhưng trên thực tế vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vị trí vai trị của ngành lao động-thương

binh và xã hội vô cùng quan trọng, các hoạt động của ngành góp phần tích cực trong công tác quản lý nhà nước, trong công cuộc ổn định đời sống xã hội. Để thực hiện tốt vị trí và vai trị cơng tác lao động-thương binh và xã hội, trước tiên phải làm tốt công tác từ cấp cơ sở: xã, phường, thị trấn. Một lần nữa có thể khẳng định: cơng tác lao động-thương binh và xã hội tại xã, phường, thị trấn có vị trí đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược trong tồn bộ hệ thống ngành lao động- thương binh và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)