ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 50 - 54)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘ

2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH

2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội (bao gồm cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm, công chức mới tuyển dụng phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội gọi chung là cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội) ngay cả ở các xã có địa bàn tương đối thuận lợi (đặc biệt các khu vực đồng bằng), với xã ít dân (dưới 4000 dân) thì thời gian sử dụng vào hoạt động của cơng tác lao động-thương binh và

trở nên căng thẳng vào các thời kỳ chi trả, giải quyết chế độ chính sách, vào dịp kỷ niệm ngày TB-LS (27/7) và các dịp lễ tết thì thời gian dành cho cơng tác lao động-thương binh và xã hội càng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, có sự cố gắng, nhiệt tình của các cán bộ làm công tác nhưng hiệu quả công tác không cao khi hầu hết cán bộ phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội không qua một hệ thống đào tạo nghiệp vụ về công tác này, có chăng chỉ là các lớp tập huấn ngắn hạn (từ 7-10 ngày) tại cấp huyện. Thực trạng trình độ và cơng tác đào tạo như vậy hồn tồn mâu thuẫn với vị trí và vai trị của cơng tác lao động-thương binh và xã hội tại cấp xã như phần trên đã phân tích.

Hầu hết các xã, cán bộ đang trực tiếp làm công tác lao động-thương binh và xã hội có trình độ văn hố tốt nghiệp cấp 2 (đặc biệt là tại các vùng, sâu, xa, miền núi) và tốt nghiệp cấp 3 (trên 50%). Về trình độ chun mơn nghiệp vụ, bậc đào tạo cao nhất là trung cấp (số này vào khoảng 30%) còn lại là sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo. Nếu đem đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội và thực trạng trình độ văn hố, chun mơn nghiệp vụ của họ đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ của ngành lao động-thương binh và xã hội ta thấy một sự khơng tương thích đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới kết quả của công tác.

Đa số cán bộ bên cạnh việc phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội còn kiêm nhiệm nhiều mảng công tác khác. Thông thường một cán bộ xã, thường là xã đội, thủ quỹ, cán bộ văn hố, thậm chí Chủ tịch và phó Chủ tịch... kiêm nhiệm công tác lao động-thương binh và xã hội. Đây là mơ hình lồng ghép ở hầu hết các xã, phường, thị trấn trước khi có quy định về cơng chức cấp xã (năm 2003).

Đây là một sự vận dụng bắt buộc để không vượt khỏi số cán bộ được quy định theo khuôn khổ của Nhà nước (quy định tại Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ; Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn). Cán bộ

phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội thường là người địa phương, nắm vững địa bàn và nắm chắc tình hình đối tượng của vùng dân cư quản lý nhưng hiệu quả công việc chưa cao. Điều này là lẽ đương nhiên vì họ phải sử dụng, phân chia thời gian cho quá nhiều loại công việc.

Ở một vài địa phương khác, có sự phân cơng như sau: chia cơng tác lao động-thương binh và xã hội ra làm nhiều mảng khác nhau, chẳng hạn mảng lao động, việc làm, mảng thương binh liệt sỹ, mảng bảo trợ xã hội, mảng phòng chống tệ nạn xã hội... và chia mỗi mảng cho một cán bộ xã đang làm công tác khác kiêm nhiệm thêm. Điều này dẫn đến thực tế công tác lao động-thương binh và xã hội có đến bốn, năm hoặc nhiều người cùng làm. Tuy cách làm này có làm giảm áp lực công việc cho cán bộ phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội (cách làm này phổ biến tại một số địa phương phía Nam như: Đồng Nai, Bình Thuận...) song lại gây nên những khó khăn khác, như: sự phối hợp giữa các nội dung của công tác lao động-thương binh và xã hội khơng có sự đồng bộ, giải quyết công việc dễ bị chồng chéo và đặc biệt công tác viết báo cáo tổng hợp gặp rất nhiều khó khăn. Cũng từ cách làm này, bộc lộ một vấn đề là các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là chính quyền cấp xã chưa thấy rõ ý nghĩa, vai trị, vị trí của cơng tác lao động-thương binh và xã hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, coi đây chỉ là một lĩnh vực phải làm thêm theo quy định của Nhà nước.

 Công tác lao động-thương binh và xã hội được làm kiêm nhiệm với các công tác khác của địa phương (có thể là kiêm nhiệm toàn bộ hoặc kiêm nhiệm một phần của công tác lao động-thương binh và xã hội).

 Cán bộ làm công tác lao động-thương binh và xã hội không qua đào tạo cơ bản về nghiệp vụ lao động-thương binh và xã hội, khoảng 60% được qua các lớp tập huấn ngắn ngày tại cấp huyện.

 Trình độ văn hố của cán bộ có trình độ tốt nghiệp cấp 2,3 - trình độ chun mơn là sơ cấp, trung cấp khơng ít cán bộ chưa qua đào tạo.

 Số cán bộ làm công tác lao động-thương binh và xã hội có thâm niên cơng tác ở xã ít nhất là 3 năm và trung bình đảm nhận cơng tác lao động-thương binh và xã hội là 3 năm.

Như vậy, dù là cách tổ chức hoạt động nào đi chăng nữa, công tác lao động-thương binh và xã hội vẫn chỉ được thực hiện dưới dạng kiêm nhiệm. Trong khi đó khối lượng công việc của công tác lao động-thương binh và xã hội ngày càng nhiều đặc biệt là lĩnh vực lao động và bảo trợ xã hội. Công tác lao động-thương binh và xã hội thực sự phát huy hiệu quả của nó trong cơng cuộc đổi mới đất nước, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, xã hội cơng bằng văn minh. Vị trí của ngành chỉ có thể được khẳng định khi thiết lập được mối quan hệ biện chứng từ Trung ương đến địa phương. Trong đó vai trị địa phương phải bắt đầu từ cơ sở: đó là làm tốt công tác lao động-thương binh và xã hội từ cấp xã.

Cho đến nay, chưa có một văn bản chính thức nào quy định tiêu chuẩn tuyển chọn và sử dụng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội cấp xã mà mới có quy định tiêu chuẩn cơng chức văn hóa-xã hội là cơng chức chuyên môn kiêm nhiệm hai lĩnh vực cơng tác: cơng tác văn hóa và cơng tác lao động-thương binh và xã hội. Do việc đặt công tác lao động-thương binh và xã hội ở vị trí kiêm nhiệm, cho nên việc cử cán bộ đảm nhận còn tuỳ thuộc vào đặc điểm cán bộ, đặc điểm kinh tế-xã hội và tuỳ thuộc vào nhận thức của lãnh đạo cấp xã.

Vì khơng có quy định cụ thể về tuyển chọn cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội nên căn cứ sử dụng cán bộ cịn mang tính tương đối, chủ yếu là dựa vào năng lực công tác chung. Cách làm nay, phần lớn cịn mang tính chủ quan của người lãnh đạo. Cho nên mới dẫn đến thực trạng

nhiều nơi đã chia nhỏ công tác lao động-thương binh và xã hội cho nhiều cán bộ đảm nhận.

Cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội phải vừa làm vừa tự tìm hiểu và thường chỉ được tập huấn từ 1-2 khoá ngắn hạn tại huyện đã dẫn đến khơng ít khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện, nhất là trong việc áp dụng quy định để giải quyết các chế độ chính sách tại địa phương, quản lý lao động… Từ đó dẫn đến sự ùn tắc công việc, đùn đẩy trách nhiệm, chức năng giải quyết lên cấp trên. Thực tế cho thấy, công tác lao động-thương binh và xã hội được các cán bộ thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm công tác, lịng nhiệt tình và có lẽ họ ít ý thức được với vai trị đầy đủ của một cán bộ phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội. Như vậy, để đạt được những yêu cầu của công tác lao động-thương binh và xã hội tại địa bàn cấp xã, ngồi lịng nhiệt tình, có kinh nghiệm cơng tác và sự am hiểu về địa bàn dân cư thì yếu tố quyết định nữa là họ phải được qua đào tạo nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)