3.2. Ảnh hưởng của cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ASEAN
3.2.3. Tác động đến vấn đề pháp quyền
đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp. Để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, việc xây dựng một nhà nước pháp quyền là yêu cầu tất yếu.
Cơ chế nhân quyền khu vực ASEAN trong trường hợp này đóng vai trò đẩy nhanh quá trình xây dựng pháp quyền tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, vấn đề xây dựng pháp quyền tại Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nhất định, có thể tóm tắt như sau:
- Đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 và nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh đã được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng... Đã có nhiều quyết định cải cách có ý nghĩa quan trọng trên lĩnh vực xây dựng nhà nước và pháp luật, làm cơ sở cho đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực. Dân chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng, thể hiện ở việc bầu các cơ quan dân cử, ở chất lượng sinh hoạt của Quốc hội, HĐND các cấp, tại các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây luật, trong hoạt động của báo chí...
- Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trước hết là của cơ quan hành chính nhà nước, đã có một bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác xây dựng nhà nước pháp quyền cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém, tiêu biểu như sau:
nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng; hiệu lực quản lý, điều hành thấp; kỷ cương xã hội bị buông lỏng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với nhà nước.
- Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới; chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của kinh tế thị trường. Đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, sử dụng lãng phí và thất thoát nghiêm trọng.
- Tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có những điểm chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, phân cấp trung ương - địa phương còn một số mặt chưa cụ thể (như về quản lý đầu tư, tài chính, tổ chức bộ máy, kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ...), làm cho tình trạng tập trung quan liêu cũng như phân tán, cục bộ chậm được khắc phục [14].