Nhãn hiệu với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 35 - 36)

Sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả cũng tương tự cách mà người ta nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Đây là hai đối tượng SHTT khác biệt nhau và được bảo hộ với những tiêu chuẩn khác nhau rõ rệt. Nhãn hiệu có thể bị nhầm với một tác phẩm nghệ thuật ứng dụng thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả.

Quyền tác giả được hình thành một cách tự động ngay khi tác phẩm được độc lập sáng tạo ra dưới một hình thức vật chất nhất định. Quyền tác giả chỉ mang tính tương đối: chỉ bị coi là vi phạm khi có thực hiện hành vi sao chép tác phẩm của người khác và hai tác phẩm giống hệt nhau vẫn có thể được bảo hộ cho hai chủ thể khác nhau nếu mỗi người đều độc lập tạo ra tác phẩm của mình. Mặt khác, khi cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho tác phẩm cơ quan có thẩm quyền khơng thực hiện việc thẩm định tác phẩm đó. Nhãn hiệu muốn được bảo hộ cần phải thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, để được bảo hộ nhãn hiệu cần thỏa mãn những tiêu chuẩn bảo hộ theo luật định. Bảo hộ bản quyền là bảo hộ giá trị sáng tạo của con người chống lại sự sao chép, còn bảo hộ

nhãn hiệu là bảo hộ một chỉ dẫn thương mại nhằm bảo vệ những cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh trung thực, bảo vệ người tiêu dùng trước khả năng bị nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm được chào bán trên thị trường nói chung là chống lại hành vi lừa dối.

Như đã phân tích ở trên, bản thân một đối tượng sản phẩm có thể chứa đựng trong nó khả năng được bảo hộ SHTT dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề là mỗi hình thức bảo hộ sẽ có những tiêu chuẩn nhất định và mang lại cho người nắm giữ quyền những quyền nhất định. Nếu nắm chắc được nguyên tắc này thì khó có thể nhầm lẫn các đối tượng với nhau và tránh được khả năng xảy ra xung đột giữa các loại quyền này.

1.4. Vai trò bảo hộ nhãn hiệu trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vấn đề bảo hộ nhãn hiệu có vai trị rất quan trọng. Nhìn chung bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp, với người tiêu dùng và với toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)