Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ là việc cơ quan nhà nước ra một quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ được cấp đúng quy định pháp luật, đã có hiệu lực trước đó vì lý do căn cứ để văn bằng đó tồn tại khơng cịn. So với Nghị định 63, quy định này có hai điểm mới cần lưu ý:
- Tên gọi được thay thế từ “đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ” thành “chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ”. Việc chấm dứt nghĩa là không thể phục hồi lại, thuật ngữ này đúng với bản chất của sự kiện pháp lý được đề cập hơn.
- Trước đây, đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ được xử lý theo trình tự xử lý đơn khiếu nại, nay luật loại bỏ nội dung này. Quy định mới này hoàn toàn phù hợp với bản chất của sự việc. Khiếu nại là yêu cầu xem xét lại quyết định đã được ban hành của cơ quan nhà nước do nghi ngờ hoặc có căn cứ cho rằng quyết định đó được ban hành trái pháp luật. Trong khi đó, căn cứ để yêu cầu chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ là do chủ sở hữu quyền từ bỏ quyền hoặc căn cứ để Văn bằng bảo hộ tồn tại khơng cịn.
Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt trong các trường hợp:
- Chủ văn bằng bảo hộ không gia hạn hiệu lực theo quy định; - Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền
- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà khơng có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính từ đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể khơng kiểm sốt hoặc kiểm sốt khơng hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Chủ Giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy định sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc khơng kiểm sốt, kiểm sốt khơng có hiệu quản việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2.2.5. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là việc cơ quan nhà nước ra quyết định hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ đang có hiệu lực vì lý do văn bằng đó được cấp ra khơng phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm cấp bằng.
Về cơ bản, quy định về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong Luật SHTT không khác biệt so với quy định trong Nghị định 63, cụ thể là:
Văn bằng bảo hộ bị hủy hoàn toàn hiệu lực trong trường hợp:
- Người nộp đơn đăng ký khơng có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký từ người có quyền;
- Nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Điểm mới trong nội dung này của Luật SHTT là luật có quy định thời hiệu để thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, đối với nhãn hiệu thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn. Quy định này hoàn toàn phù hợp với bản chất của nhãn hiệu. Nhãn hiệu dùng để phân biệt, thời gian năm năm đủ dài để một nhãn hiệu tạo được uy tín, gây được ấn tượng nhất định trong trí nhớ của người tiêu dùng, thực hiện được đúng chức năng của nhãn hiệu. Do vậy, cũng đủ để không khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ. Quy định việc không thể hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sau thời gian năm năm tính từ ngày cấp văn bằng bảo hộ thể hiện sự ghi nhận khả năng phân
biệt trên thực tế của nhãn hiệu, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu tạo dựng được trong thời gian đó. Tuy nhiên, thời hiệu này khơng áp dụng trong trường hợp người nộp đơn không trung thực khi nộp đơn. Quy định này đúng nhưng chưa đủ vì chưa tính đến trường hợp người nộp đơn khơng có quyền nộp đơn nhưng cơ quan nhà nước không thể chứng minh được họ không “trung thực” chẳng hạn như người không thực sự sản xuất hoặc kinh doanh nhưng vẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp văn bằng. Thực chất, khi người nộp đơn khơng có quyền nộp đơn thì dù họ có trùng thực hay khơng cũng khơng thể được chấp nhận vì trường hợp khơng chứng minh được họ trung thực thì lại vì lý do nhãn hiệu không thực hiện được chức năng phân biệt. Nội dung này nên quy định như sau sẽ hợp lý hơn “Thời
hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ… đối với nhãn hiệu là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do người nộp đơn khơng có quyền nộp đơn”.