Phân biệt hình phạt không tước tự do với hình phạt hạn chế tự do (gồm: hình phạt trục xuất, hình phạt quản chế và hình phạt cấm cư trú):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam001 (Trang 27 - 29)

do (gồm: hình phạt trục xuất, hình phạt quản chế và hình phạt cấm cư trú):

Trong nhóm các hình phạt không tước tự do, yếu tố cơ bản để phân biệt với các loại hình phạt khác là việc người bị kết án không bị cách ly ra khỏi xã hội, hoàn toàn được tự do về thân thể cũng như là quyền cư trú, đi lại. Tuy nhiên ngoài các hình phạt tước tự do, luật hình sự Việt Nam còn có các hình phạt hạn chế tự do của người bị kết án. Người bị coi là có tội và phải chịu hình phạt do Toà án nhân danh Nhà nước tuyên án tuy không bị buộc phải cách ly khỏi xã hội nhưng bị hạn chế quyền tự do như quyền tự do đi lại, lựa

chọn nơi cư trú khi bị tuyên phạt hình phạt trục xuất, quản chế hay cấm cư trú.

Nội dung chủ yếu của các hình phạt hạn chế tự do theo quy định của BLHS như sau: Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định và Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.

Để phân biệt các hình phạt không tước tự do với các hình phạt hạn chế tự do tiêu chí chủ yếu và cơ bản nhất là về mức độ hạn chế tự do:

+ Hình phạt không tước tự do: người bị kết án được hoàn toàn tự do về mặt thân thể, tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú.

+ Hình phạt hạn chế tự do: người bị kết án tuy không bị cách ly khỏi xã hội, không bị giam giữ trong trại giam với chế độ cải tạo đặc biệt nhưng vẫn bị hạn chế quyền tự do. Ví dụ như ở hình phạt cấm cư trú có nội dung là tước bỏ của người bị kết án quyền tự do cư trú ở một hoặc một số địa phương trong một khoảng thời gian nhất định; so với hình phạt cấm cư trú, hình phạt quản chế còn có nội dung hạn chế quyền tự do cư trú ở mức cao hơn, người bị kết án chỉ được cư trú ở một địa phương nhất định, ngoài ra họ còn bị áp dụng một số hình phạt bổ sung như tước một số quyền công dân và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Còn có một loại hình phạt hạn chế tự do đặc biệt là hình phạt trục xuất. Nói là đặc biệt bởi đây là hình phạt chỉ áp dụng đối với người nước ngoài và có tính chất tuỳ nghi rất cao trong thực tiễn xét xử (xuất phát từ tính chất phức tạp và nhạy cảm của vấn đề người nước ngoài phạm tội). Hình phạt trục xuất hạn chế tự do đối với người phạm tội bằng cách buộc họ không được cư trú trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra có thể phân biệt giữa 2 loại hình phạt nói trên ở cơ cấu hình phạt:

+ Các hình phạt hạn chế tự do chủ yếu là các hình phạt bổ sung (trừ hình phạt trục xuất vừa có thể là hình phạt chính, vừa có thể được áp dụng là hình phạt bổ sung.

+ Các hình phạt không tước tự do bao gồm cả các hình phạt chính và hình phạt bổ sung, Các hình phạt chính không tước tự do gồm: cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ. Các hình phạt bổ sung không tước tự do gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự việt nam001 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)