Phương hướng hoàn thiện các quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 114 - 116)

4 Các sản phẩm của Công ty SONY SONY CORPORATION (Nhật Bản)

3.2.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

3.2.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Pháp luật điều chỉnh hành vi xâm phạm nhãn hiệu hiệu quả sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao nhận thức về hành vi, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền, nâng cao hiệu quả thực thi và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế về thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu của Việt Nam. Việc thực hiện phương hướng này địi hỏi phải tiến hành hồn thiện các quy định về nhãn hiệu và khái niệm, phương thức xác định, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu gây ra.

Về các quy định về nhãn hiệu, chúng ta cần sửa đổi, bổ sung các quy định

chưa đầy đủ và hợp lý về nhãn hiệu vì nó tác động trực tiếp đến chất lượng của các quy định khác về hành vi xâm xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu, nhất là các trường hợp nhãn hiệu đạt được tính phân biệt thơng qua quá trình sử dụng, các khái niệm tính trùng,

tính tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu cần được hướng dẫn cụ thể, chi tiết theo hướng đưa thêm tiêu chí định lượng. Các tiêu chí định lượng cụ thể xác định tính tương tự gây nhầm lẫn trong các án lệ của Mỹ có thể tham khảo trong việc xây dựng các quy định mới về nội dung này.

Nhãn hiệu cần được phân biệt rõ với các đối tượng tương đồng như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và tên miền. Điều này rất quan trọng vì nó tạo cơ sở cho việc phân định rõ hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu với các hành vi vi phạm các đối tượng trên.

Việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng theo các tiêu chí tại Điều 75, Luật SHTT 2005 cần được làm rõ để có thể xác định được chính xác mức độ "được biết đến rộng rãi" của nhãn hiệu. Thuộc tính này có thể được xác định thơng qua một hoặc nhiều tiêu chí, khơng nhất thiết phải là tồn bộ các tiêu nên trên. Bên cạnh đó, quy định về nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi cần được bổ sung như như một dấu hiệu khẳng định thêm tính chất phổ biến của nhãn hiệu khi nó chưa đạt được tiêu chuẩn bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng.

Hoàn thiện các quy định về khái niệm, phương thức xác định, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu gây ra. Đây là nhóm các quy định chính trực tiếp xác định nội dung của hành

vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, vì vậy việc việc hồn thiện nhóm các quy định này là đặc biệt quan trọng.

Khái niệm hành vi xâm phạm nhãn hiệu tại Điều 129, Luật SHTT cần được quy định khái quát hơn, đồng thời cần có quy định hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá các hành vi này trong các trường hợp khó xác định. Quy định về hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử phạt vi phạm hành chính cần đưa ra khái quát hơn để bảo đảm phạm vi điều chỉnh là rộng nhất. Việc định nghĩa chỉ cần dựa trên hai dấu hiệu là "sử dụng không được sự đồng ý của chủ thể quyền" và "không thuộc các trường hợp ngoại lệ pháp luật cho phép sử dụng". Các liệt kê chi tiết các dạng hành vi xâm phạm chỉ có tác dụng cụ thể hoá và chi

tiết hoá khái niệm trong các trường hợp cụ thể, khơng có giá trị trong việc định nghĩa hành vi trên. Khái niệm "sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn" cần phải được lượng hoá để tránh sự tùy tiện trong cách hiểu. Việc quy định phải nằm trong sự cân đối với việc quy định về "dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn". Các khái niệm "hàng hoá giả mạo nhãn hiệu", "hành vi giả mạo nhãn hiệu" cần được phân biệt với khái niệm hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu và hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Các yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm cần phải được làm rõ. Đặc biệt cần phải có hướng dẫn cụ thể về địa điểm thực hiện hành vi xâm phạm là trên internet để có thể áp dụng được quy định này trên thực tế.

Chúng ta cần có các hướng dẫn thêm và sửa đổi các nội dung về thiệt hại gián tiếp, mức độ thiệt hại, các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo hướng chi tiết, cụ thể và phù hợp với thực tiễn hơn để có thể áp dụng các quy định này trong điều kiện thực tế. Các quy định về chứng cứ là kết quả giám định cần được quy định rõ để hạn chế việc yêu cầu không cần thiết, gây thiệt hại cho các chủ thể. Hoạt động giám định SHCN cần được quy định và quản lý chặt chẽ nhằm tăng cường chất lượng của hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)