Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 64 - 73)

2.3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN

2.3.1. Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Khác với các loại tài sản hữu hình, quyền sở hữu kiểu dáng cơng nghiệp là một loại tài sản vơ hình, chính vì vậy quyền chiếm hữu đối với KDCN hầu như khơng có ý nghĩa trên thực tế.Với tính chất là một loại tài sản vơ hình, KDCN được coi là thuộc về người có quyền sở hữu nhờ sự tơn trọng các chuẩn mực xử sự trong cộng đồng người có tổ chức, các chuẩn mực mà pháp luật đặt ra cho người thứ ba. Chính vì vậy, trong trường hợp quyền sở hữu đối với KDCN bị vi phạm thì chủ thể có quyền đối với KDCN khơng thể kiện địi lại tài sản mà chỉ có thể khiếu kiện, khiếu nại trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hưởng sự bảo hộ pháp lý đối với kiểu dáng cơng nghiệp mà mình sở hữu.

Quyền hưởng sự bảo hộ pháp lý đối với KDCN nói chung sẽ thuộc về người sáng tạo ra KDCN đó (trong trường hợp này người sáng tạo đồng thời là chủ sở hữu). Tuy nhiên trong thực tế hai đối tượng này đôi khi không đồng nhất với nhau. Chẳng hạn như trong trường hợp KDCN được một người làm công tạo ra theo nhiệm vụ cơng việc của mình, thơng thường pháp luật đa số các quốc gia sẽ quy định quyền được bảo hộ pháp lý KDCN thuộc về người chủ sử dụng lao động hay thuộc về người yêu cầu thực hiện KDCN đó. Hoặc trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp do một nhà thiết kế tự do sáng tạo thì việc thoả thuận giữa hai bên có thể dẫn đến việc chuyển giao KDCN, khi đó bên được chuyển giao sẽ là chủ sở hữu KDCN khi họ đã chi trả cho bên sáng tạo các khoản thù lao tương ứng.

Có thể nói, nếu như luật bản quyền trao cho tác giả quyền ngăn chặn việc sao chép một tác phẩm thì luật về kiểu dáng công nghiệp trao cho chủ sở hữu kiểu dáng đó quyền độc quyền đối với KDCN đã đăng ký, ngăn chặn việc khai thác trái phép KDCN đó. Theo pháp luật của hầu hết các quốc gia, quyền độc quyền đối với KDCN thường bao gồm hai quyền năng chính, đó là quyền độc quyền sử dụng KDCN và quyền định đoạt KDCN...

2.3.1.1. Quyền độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp

Khái niệm độc quyền sử dụng, khai thác KDCN theo pháp luật hầu hết các nước trên thế giới được hiểu là việc chủ sở hữu KDCN thực hiện các hành vi sản xuất, lưu thông, bán, nhập khẩu, cho thuê hoặc bất cứ hành vi nào khác nhằm khai thác sản phẩm mang kiểu dáng vì mục đích cơng nghiệp hay thương mại, cùng với đó có quyền ngăn cấm những hành vi cản trở việc sử dụng như sao chép, bắt chước trái phép kiểu dáng nhằm mục đích tương tự. Theo pháp luật Việt Nam, độc quyền sử dụng của chủ sở hữu KDCN được quy định tại Điều 124, 125 Luật SHTT 2005, nhìn chung là tương đồng và phù hợp với pháp luật quốc tế.

Theo điểm a, điểm b, khoản 1 Điều 123 Luật SHTT 2005 quy định, chủ sở hữu KDCN có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, đồng thời cũng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đó. KDCN cũng là một trong những đối tượng sở hữu cơng nghiệp, vì vậy đương nhiên chủ sở hữu kiểu dáng cơng nghiệp cũng có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng đồng thời ngăn cấm người khác sử dụng các KDCN mà mình sở hữu để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình.

* Quyền sử dụng KDCN

Có thể thấy, sử dụng, đưa KDCN vào khai thác để thu được các lợi ích từ chúng mang lại có thể được xem như một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu. Vì vậy, trên thực tế có nhiều cách thức khai thác khác nhau. Dựa vào đó, pháp luật đưa ra những hành vi sử dụng chủ yếu đối với KDCN.

Để tạo ra KDCN, chủ sở hữu phải bỏ ra nhiều chi phí do vậy thơng qua q trình sử dụng KDCN đó, chủ sở hữu sẽ thu hồi được các chi phí đồng thời làm tăng

Theo quy định tại khoản 2 điều 124 Luật SHTT 2005, chủ sở hữu của kiểu dáng cơng nghiệp có quyền sử dụng đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:

- Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngồi là KDCN được bảo hộ;

- Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có KDCN được bảo hộ.

- Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngồi là KDCN được bảo hộ.

Mục đích của việc yêu cầu bảo hộ KDCN là nhằm chống lại những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hộ như cố tình sản xuất sản phẩm mang kiểu dáng đã được bảo hộ để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu KDCN. Vì vậy, khi đã được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu văn bằng có quyền sản xuẩt các sản phẩm cũng như lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm mang KDCN được bảo hộ đó để phục vụ lợi ích cho mình. Như vậy, theo quy định nói trên, chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp được thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến việc sử dụng kiểu dáng cơng nghiệp mà mình sở hữu để khai thác tối đa lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh.

* Quyền cho phép người khác sử dụng KDCN

Chủ sở hữu có thể tự mình khai thác và sử dụng KDCN hoặc thơng qua ủy quyền cho người khác, cho phép người khác sử dụng KDCN của mình. Người khác muốn sử dụng KDCN đó thì phải có sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu. Như vậy, chỉ có chủ sở hữu KDCN mới có độc quyền sử dụng KDCN, là người duy nhất có quyền khai thác tính năng, cơng dụng và những giá trị, lợi ích vật chất từ KDCN đó. Các trường hợp chủ sở hữu cho phép người khác sử dụng đối tượng quyền SHCN đối với KDCN đó là: chuyển nhượng quyền SHCN đối với KDCN và chuyển giao quyền sử dụng KDCN.

- Chuyển nhượng quyền SHCN đối với KDCN: là việc chủ sở hữu KDCN

chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

- Chuyển giao quyền sử dụng KDCN: là việc chủ sở hữu KDCN chuyển giao

một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng của mình cho chủ thể khác. Việc chuyển giao quyền sử dụng KDCN được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng KDCN, gọi là hợp đồng Li – xăng.

* Quyền ngăn cấm người khác sử dụng KDCN

Như đã nói ở trên, việc độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cũng bao hàm cả ý nghĩa chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp sẽ có quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng cơng nghiệp đó.

Theo khoản 1 Điều 125 Luật SHTT 2005, khi người khác sử dụng KDCN đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu thì chủ sở hữu có quyền thực hiện việc ngăn cấm người đó sử dụng KDCN. Tuy nhiên, khơng phải trong mọi trường hợp đều có thể thực hiện quyền này, khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 qui định trường hợp chủ sở hữu khơng có quyền ngăn cấm người khác thực hiện hành vi sau:

- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm.

Có thể thấy, việc bảo hộ KDCN nhằm mục đích chủ yếu là để bảo vệ cho người có quyền sở hữu, sử dụng KDCN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vậy, các hoạt động sử dụng kiểu dáng công nghiệp mang tính phi thương mại hoặc các hoạt động đó khơng thực hiện vì mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ thể thực hiện sẽ không bị cấm sử dụng.

- Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ trường hợp sản phẩm khơng phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.

Việc lưu thơng hàng hố mang KDCN được bảo hộ, đưa ra thị trường để đến tay khách hàng là một mục tiêu vô cùng quan trọng của chủ thể có quyền sở hữu, sử dụng KDCN, chính vì vậy việc lưu thơng, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm mang KDCN được bảo hộ cũng không thể bị cấm. Tuy nhiên, pháp luật đã quy định rõ, việc lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm mang KDCN được bảo hộ phải do chính chủ sở hữu hoặc người được phép của chủ sở

hữu nhãn hiệu của hàng hố mang KDCN đó đưa ra thị trường nước ngoài mới được coi là hợp pháp, mọi hoạt động do các chủ thể khác thực hiện đều bị cấm.

- Sử dụng kiểu dáng cơng nghiệp chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

- Sử dụng kiểu dáng cơng nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện. - Sử dụng KDCN nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;

- Sử dụng KDCN nhằm mục đích duy trì hoạt động của phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

- Sử dụng KDCN do người có quyền sử dụng trước thực hiện.

Theo quy định tại Điều 134 Luật SHTT 2005 về quyền sử dụng trước đối với sáng chế, KDCN, trong trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký KDCN mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng KDCN trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng KDCN trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu KDCN được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước KDCN trong trường hợp này sẽ không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu KDCN.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 134 Luật SHTT 2005, người có quyền sử dụng trước KDCN khơng được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng KDCN. Người có quyền sử dụng trước khơng được phép mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu KDCN cho phép. Như vậy, quy định này bảo hộ tối đa cho chủ sở hữu KDCN đã được đăng ký.

Bên cạnh đó, liên quan đến việc độc quyền sử dụng của chủ sở hữu KDCN cũng cần xét đến một vấn đề đó là “nhập khẩu song song”. Nhập khẩu song song liên quan đến lĩnh vực KDCN được hiểu là việc một nhà nhập khẩu, khơng có bất cứ sự liên quan nào đối với chủ sở hữu KDCN, tiến hành nhập khẩu một hàng hoá nhất định chứa KDCN đã được bảo hộ của chủ sở hữu KDCN, vào một thị trường mà ở thị trường này hàng hoá chứa đựng KDCN nói trên đã được cung cấp bởi một nhà phân phối được cấp li – xăng, hoặc được chỉ định bởi chính chủ sở hữu KDCN.

Như vậy, một loại hàng hoá chứa đựng cùng một đối tượng SHCN sẽ được ít nhất hai nhà cung cấp khác nhau cung cấp trên cùng một thị trường, và chỉ có một trong hai nhà cung cấp đó có được sự đồng ý của chủ sở hữu KDCN về việc thực hiện các hành vi thương mại đối với KDCN đó. Vấn đề nhập khẩu song song đưa đến một sự mâu thuẫn như sau: Nếu có hành vi nhập khẩu song song thì sẽ mang lại một lợi ích rất thiết thực cho thị trường, đó là đẩy mạnh sự cạnh tranh cao độ trong hoạt động thương mại. Chấp nhận nhập khẩu song song có nghĩa là khuyến khích tự do cạnh tranh, chính vì vậy mà việc cho phép hay khơng cho phép nhập khẩu song song sẽ dẫn đến khả năng bắt buộc phải lựa chọn giữa việc bảo vệ nguyên tắc tự do cạnh tranh và việc bảo hộ quyền SHCN.

Hiểu một cách gián tiếp, theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 99/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp thay thế cho Nghị định số 97/2010/NĐ – CP, hàng nhập khẩu song song sẽ khơng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp. Mặt khác, theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 Thông tư số 37/2011/TT – BKHCN Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ – CP ngày 21/9/2010 (hiện nay đã được thay thế bằng Nghị định số 99/2013/NĐ – CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hành vi “nhập khẩu song song” là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường nước ngồi, mặc dù khơng được sự đồng ý của chủ thể

Một số ví dụ về hành vi nhập khẩu song song theo ví dụ đưa ra tại điều 10 Thông tư số 37/2011/TT - BKHCN:

- Công ty A là chủ Bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm X đang được bảo hộ tại Việt Nam. Công ty A ủy quyền cho đại lý của mình là Cơng ty B tại Việt Nam được phép nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm X tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm X do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngồi, mặc dù khơng được sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.

- Công ty A là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Y đang được bảo hộ cho kiểu dáng sản phẩm G tại Việt Nam. Công ty A cấp li-xăng cho Công ty B để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại Việt Nam, đồng thời cấp li-xăng cho Công ty C để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại nước khác. Công ty D mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y do Công ty C sản xuất và bán ở thị trường nước ngồi, mặc dù khơng được sự đồng ý của Cơng ty A, Công ty B và Công ty C.

- Công ty A là chủ nhãn hiệu Z được bảo hộ cho sản phẩm T tại nước ngồi. Cơng ty A thành lập chi nhánh là Công ty B tại Việt Nam và đồng ý cho Công ty B nộp đơn đăng ký và đứng tên chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Z cho sản phẩm T tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm T mang nhãn hiệu Z do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.

2.3.1.2. Quyền định đoạt kiểu dáng cơng nghiệp

Quyền SHCN nói chung và quyền SHCN đối với KDCN nói riêng là một loại quyền tài sản. Do vậy, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật thế giới ghi nhận quyền định đoạt KDCN của chủ sở hữu. Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 123 Luật SHTT 2005 quy định, chủ sở hữu KDCN có quyền định đoạt đối với KDCN mà mình sở hữu. Theo đó, quyền định đoạt của chủ sở hữu KDCN bao gồm: quyền chuyển nhượng quyền sở hữu KDCN, quyền chuyển giao quyền sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 64 - 73)