Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 39)

kiểu dáng cơng nghiệp sau khi có Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Cùng với xu thế phát triển của đất nước trong bối cảnh tồn cầu hóa, lĩnh vực SHTT ngày càng thể hiện vai trị quan trọng của mình trong nền kinh tế tri thức.

Với mục tiêu pháp luật là công cụ pháp lý vô cùng quan trọng để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. Luật SHTT 2005 ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới gọi tắt là WTO với mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS, đồng thời thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế. Những đòi hỏi của xã hội và nền kinh tế thị trường yêu cầu pháp luật cũng cần phải thay đổi sao cho phù hợp. Chính vì thế mà đến năm 2005, BLDS năm 1995 đã được sửa đổi và đồng thời Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật SHTT 2005) nhằm khắc phục những khiếm khuyết của các văn bản bảo hộ trước đây, đặc biệt là tình trạng văn bản không tập trung và ban hành tản mạn. Những quy định mang tính nguyên tắc chung đã được quy định trong phần 6 BLDS 2005. Còn đối với một số quy định rõ hơn, cụ thể hơn về điều kiện, trình tự xác lập quyền, nội dung, đối tượng…được bảo hộ quyền SHTT thì được quy định tại Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành sau đây:

- Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN;

- Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ và quản l ý nhà nước về SHTT;

- Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về SHCN;

- Thông tư số 01/2007/TT- BKHCN ngày 14/2/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN.

Những văn bản kể trên được ban hành với mục đích hỗ trợ, làm rõ hơn những quy định trong các bộ luật, luật sao cho các khái niệm và quy định được hiểu một cách rõ ràng nhất, để khi áp dụng vào thực tế không gặp phải vướng mắc

Luật SHTT 2005 ra đời khơng chỉ tập hợp, kế thừa mà cịn sửa đổi, bổ sung, hệ thống hóa và nâng cao tính pháp lý của những qui định này nhằm tạo ra một hệ

thống pháp luật SHTT thống nhất, đầy đủ, hiệu quả và đủ mạnh ở Việt nam, đáp ứng những yêu cầu của Hiệp định TRIPS và phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật SHTT 2005 đồng thời cũng khắc phục những thiếu sót và giảm tối đa những mâu thuẫn, chồng chéo của các qui định về SHTT trong các văn bản pháp luật khác nhau, và do đó giúp việc thực hiện luật thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, sau 3 năm thực thi, Luật SHTT 2005 đã bộc lộ một số hạn chế như vẫn còn một số nội dung chưa tương thích với pháp luật nước ngồi cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, đặc biệt là các điều ước được ký kết sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Sự khơng tương thích sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho các chủ sở hữu kiểu dáng cơng nghiệp trong q trình xác lập và thực hiện quyền năng của chủ sở hữu đặc biệt là trong giai đoạn đăng ký bảo hộ. Việc sửa đổi là nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hội nhập, khắc phục các tồn tại bất cập, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Việt Nam bình đẳng với công dân và pháp nhân của các quốc gia, nhằm thúc đẩy các hoạt động thực thi tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Các quan điểm xây dựng, trình và phê duyệt Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi tiếp tục được quán triệt, bao gồm: thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, quy phạm hóa nội dung Nghị quyết số 71/2006/QH11 của Quốc hội; bảo vệ lợi ích quốc gia; bảo đảm nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ; kế thừa các giá trị pháp luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm, tiếp thu các chuẩn mực quốc tế; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ. Từ các quan điểm này, ba hướng chính cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ gồm: sửa đổi một số điều, khoản có nội dung chưa tương thích với các điều ước quốc tế đa phương, các điều, khoản khác phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hội nhập; sửa đổi một số điều, khoản đang nảy sinh các vướng mắc trong thực thi; chỉnh sửa về kỹ thuật văn bản và các từ ngữ phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.

hội tại Tờ trình số 48 ngày 9/4/2009, với 4 nhóm vấn đề gồm: sửa đổi, bổ sung đối với các điều, khoản liên quan tới nội dung quyền tác giả, quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng, thuộc Phần thứ hai và Phần thứ tư Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung đối với các điều, khoản liên quan tới trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thuộc Phần thứ ba và Phần thứ sáu Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung đối với các điều, khoản liên quan tới chính sách về sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thuộc Phần thứ nhất và Phần thứ năm Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung đối với các điều, khoản liên quan tới kỹ thuật văn bản và thay đổi từ ngữ phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.

Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (Luật SHTT năm 2005). Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 (Luật SHTT sửa đổi 2009) được thông qua nhằm khuyến khích các hoạt động sáng tạo, hoàn thiện hệ thống quản lý quyền sở hữu trí tuệ theo hướng đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) phục vụ q trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Thay đổi quan trọng nhất trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp là điều chỉnh thời hạn thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo đó, thời hạn thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp khơng q 7 tháng (tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 là 6 tháng). Việc điều chỉnh này là cần thiết nhằm tránh tình trạng hồ sơ đăng ký bị tồn đọng, không đáp ứng được thời hạn theo luật định.

Trong Điều 90 Luật SHTT sửa đổi 2009 cũng quy định nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first-to-file principle) sẽ được áp dụng khi có nhiều đơn đăng ký cho cùng một đối tượng. Việc tách quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu thành các điều khoản riêng biệt giúp việc hiểu và thực hiện quy định này chuẩn xác hơn, tránh các hiểu nhầm từ cả người nộp đơn cũng như cơ quan xử lý đơn.

tiên, tuỳ theo trường hợp áp dụng, của một đơn đăng ký sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp là ngày mà quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp đó được xác lập, thay cho ngày cơng bố hiện đang được áp dụng (Khoản 1 Điều 143 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005). Đây là một điều chỉnh hợp lý để luật của Việt Nam phù hợp với Điều 4B của Công ước Pa-ris về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp, theo đó khơng một hành động nào của một bên thứ ba có thể gây tổn hại đến quyền của người nộp đơn trong thời gian ưu tiên.

Cùng với việc sửa đổi luật, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT sửa đổi 2009 cũng ra đời gồm:

- Nghị định số 97/2010/NĐ-CP (21/09/2010) của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (Hiện nay được thay thế bằng Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ban hành ngày 29/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN).

- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP (30/12/2010) Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP (31/12/2010) Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (22/09/2006) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp.

- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN (ngày 20/2/2013) sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu cơng nghiệp.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật SHTT 2005 trước đây vẫn duy trì hiệu lực hoặc vẫn duy trì một phần hiệu lực như Thơng tư số 01/2007/TT- BKHCN ngày 14/2/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN.

Việc sửa đổi nêu trên và kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn thi hành có tác động tích cực trên các khía cạnh chính như sau:

Thứ nhất, tạo ra sự phù hợp hơn của Luật Sở hữu trí tuệ với các chuẩn mực

quốc tế, các cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO. Các Điều, khoản được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các Điều ước quốc tế đa phương, các cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hội nhập, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc sửa đổi này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế với các chuẩn mực chung, phù hợp. Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam với cơ chế pháp luật rõ ràng, mang tính quốc tế. Hạn chế tối đa tranh chấp về việc hiểu và thi hành Luật Sở hữu trí tuệ trong các quan hệ quốc tế. Loại trừ các ý kiến của các quốc gia tại các diễn đàn quốc tế liên quan về những tồn tại của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

Thứ hai, lợi ích quốc gia được bảo vệ trong quá trình hội nhập; tạo ra sự bình

đẳng về lợi ích giữa cơng dân, pháp nhân Việt Nam với công dân, pháp nhân nước ngoài. Các sửa đổi, bổ sung sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân Việt Nam, đảm bảo sự hài hồ về lợi ích giữa các chủ thể quyền trong và ngoài nước, khắc phục các hạn chế trong các cam kết quốc tế, tạo vị thế và thuận lợi cho các chủ thể quyền trong các giao dịch quốc tế liên quan. Sửa đổi này cũng nhằm để công dân, pháp nhân Việt Nam được hưởng các lợi ích như cơng dân, pháp nhân các nước thành viên WTO khi Việt Nam thực hiện nguyên tắc đối xử tối huệ quốc của Hiệp định TRIPs.

Thứ ba, công dân, doanh nghiệp được tiếp cận các quy định rõ ràng và cụ thể

hơn về trình tự, thủ tục xác lập quyền. Các sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện cho công dân, doanh nghiệp tiếp cận các thủ tục rõ ràng, minh bạch trong việc tiến hành xác lập quyền, phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính. Giảm các chi phí về tài chính cũng như thời gian vật chất liên quan đến việc lập hồ sơ, thủ tục nộp đơn, xin cấp văn bằng bảo hộ. Khuyến khích các chủ sở hữu nộp đơn đăng ký xác lập quyền để được bảo hộ. Ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà có thể xảy ra tại các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ tư, các cơ quan quản lý, thực thi về sở hữu trí tuệ được hưởng các chính

sách phù hợp, tạo điều kiện cho các hoạt động thực thi có hiệu quả.

Bổ sung quy định chính sách về tài chính, nhằm bảo đảm các điều kiện vật chất phù hợp với đặc thù của lĩnh vực sở hữu trí tuệ, để hỗ trợ các cơ quan quản lý, thực thi về sở hữu trí tuệ cịn non trẻ, đang gặp nhiều khó khăn trong cơ chế chung hiện nay, góp phần thúc đẩy các hoạt động thực thi đạt hiệu quả. Theo đó, các bộ, ngành có thẩm quyền quan tâm xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính, cũng như các điều kiện vật chất khác, để các cơ quan quản lý, thực thi sở hữu trí tuệ hồn thành nhiệm vụ theo quy định pháp luật. Việc các bộ, ngành liên quan thành lập các tổ chức sự nghiệp để tham gia hoạt động giám định sẽ khắc phục tình trạng bất cập về chun mơn sở hữu trí tuệ trong lực lượng thực thi thuộc bộ máy nhà nước, các tổ chức hỗ trợ thực thi như tổ chức tư vấn, dịch vụ sở hữu trí tuệ, tổ chức đại diện tập thể. Chủ trương này còn nhằm tận dụng năng lực chuyên môn của đội ngũ chuyên gia trong các cơ quan nhà nước, nhằm hỗ trợ hoạt động của các cơ quan thực thi trong điều kiện các cơ quan này chưa đủ năng lực chuyên mơn về sở hữu trí tuệ.

Thứ năm, nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho

công chúng, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật được trang bị thêm kiến thức mới, đầy đủ, cụ thể hơn để có thể thực thi pháp luật có hiệu quả. Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuận lợi hơn trong việc áp dụng khung hình phạt phù hợp với thẩm quyền. Cơ quan hải quan có điều kiện chủ động hơn trong việc xử lý hàng hoá xuất, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại cửa khẩu biên giới.

Tóm lại, các sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các tổ chức, cá nhân tiếp cận được hệ thống pháp luật hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với thực tiễn; tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, thực thi, các cơ quan hỗ trợ thực thi, góp phần tạo ra chuyển biến tích cực, có hiệu quả của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia và hội nhập quốc tế.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 2.1. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo pháp luật Việt Nam, để được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, KDCN cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản là: tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng cơng nghiệp.

2.1.1. Tính mới

Mặc dù “tính mới” khơng phải là đặc điểm quy định để nhận biết về KDCN nhưng lại là một trong những điểm then chốt,bắt buộc để KDCN có thể được bảo hộ. Đối với quy định của pháp luật trên thế giới, tính mới là một đặc điểm quan trọng để một KDCN được bảo hộ, nghĩa là KDCN đó phải khác biệt cơ bản với các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)