3.2. Một số kiến nghị
3.2.3. Đối với Kiểm toán viên
Cần tăng cƣờng trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong kiểm toán về tính đúng đắn, trung thực hợp lý (độ tin cậy) của các báo cáo tài chính; về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong CTCP. Đồng thời cũng kiến nghị các giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục và
ngăn ngừa tái diễn những sai sót, vi phạm của ngƣời quản lý điều hành là HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc...góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành của công ty, giúp công ty đƣợc kiểm toán đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra, ngăn chặn tình trạng gian lận ghi nhận doanh thu không có thật trên báo cáo tài chính gây ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích của các cổ đông nhƣ CTCP kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) mà tác giả đã nêu ở chƣơng 2.
Để giúp kiểm toán viên phát hiện gian lận, cần có các hƣớng dẫn chi tiết cho kiểm toán viên về các nhân tố đƣa đến gian lận và các phƣơng pháp thực hiện gian lận nhƣ cách tiếp cận, giám sát để nắm bắt ngay từ đầu hoạt động kinh doanh của công ty nhƣ thông tin về những hợp đồng có giá trị lớn, hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng... Muốn vậy, cần tăng cƣờng tính độc lập một cách "đầy đủ" của kiểm toán viên, đồng thời chú trọng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý nhƣ: Luật Kiểm toán Nhà nƣớc, Luật Kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán và các văn bản pháp lý, trong đó đƣa ra các quy định bảo vệ tính độc lập của kiểm toán viên, thƣờng xuyên chú trọng kiểm soát chất lƣợng kiểm toán... đƣa ra những quy định cụ thể liên quan đến tính độc lập của kiểm toán viên độc lập nhƣ Điều 7, Điều 30, 31, 47, 48…Luật Kiểm toán nhà nƣớc: "Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có quyền độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã đƣợc kiểm toán, đƣợc pháp luật bảo vệ trong quá trình kiểm toán". Ngoài ra có thể tham khảo thêm các công trình nghiên cứu để hiệu đính chuẩn mực kiểm toán VAS 240. Ba nhân tố chính cần đƣợc nêu ra trong chuẩn mực VSA 240 là: áp lực, cơ hội và thái độ.
3.2.4. Đối với Nhà đầu tư
Đối với nhà đầu tƣ để giảm thiểu rủi ro khi đầu tƣ vốn vào bất kỳ CTCP nào nói riêng và doanh nghiệp nói chung cũng cần có kiến thức và hiểu
biết về kinh tế, tài chính và cả kế toán đặc biệt là phân tích tài chính doanh nghiệp. Bởi phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính. Các nhà đầu tƣ là những ngƣời giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý với hy vọng nhận đƣợc lợi nhuận cao nhƣng đồng thời cũng có thể nhận lại những rủi ro. Thông thƣờng các nhà đầu tƣ tiến hành đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Câu hỏi chủ yếu là: tiền lời bình quân sẽ là bao nhiêu? Theo GS.TS. Ngô Thế Chi & PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2009): "Các nhà đầu tƣ không hài lòng trƣớc món lời tính toán kế toán và cho rằng món lời này có quan hệ rất xa so với tiền thực sự. Tính trƣớc các khoản lời sẽ đƣợc nghiên cứu đầy đủ trong chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp và trong nghiên cứu rủi ro, hƣớng các lựa chọn vào những tín phiếu phù hợp nhất" [21, tr.8]. Do vậy, nhà đầu tƣ muốn nắm rõ doanh thu, chi phí để đánh giá tính khả quan và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mình muốn đầu tƣ thì giải pháp tối ƣu không nên "xét nét" về chi phí để thuê những nhà chuyên môn trung gian có năng lực (chuyên gia phân tích tài chính) để nghiên cứu các thông tin tài chính, có những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp cụ thể là những ngƣời quản lý điều hành nhƣ HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc...làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp để đánh giá các cổ phiếu trên thị trƣờng tài chính, nghiên cứu các biểu tài chính, khả năng sinh lời và phân tích rủi ro trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, cần xem xét báo cáo của doanh nghiệp và theo dõi trong nhiều thời kỳ và xâu chuỗi, thì mới nhận thấy hoạt động thực sự của doanh nghiệp. Từ đó đề phòng với những giải trình về chênh lệch kết quả kinh doanh trƣớc và sau soát xét cũng nhƣ công bố báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán. Các doanh nghiệp có rất nhiều cách để lý giải về sự chênh lệch này, đây là những nguy cơ ẩn chứa gian lận rất cao nhƣ: chênh lệch tỷ giá, chênh lệch
về trích lập dự phòng, chênh lệch ghi nhận doanh thu, chênh lệch chi phí trích trƣớc, chi phí trả trƣớc và một số chênh lệch khác.
3.3. Một số kiến nghị khác
3.3.1. Khuyến khích các hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán, tư vấn thuế, đại lý thuế
Để hiểu cặn kẽ và thực hiện đúng đắn các quy định về kế toán cũng nhƣ chính sách thuế là một vấn đề không đơn giản đối với CTCP cũng nhƣ các doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy trƣớc sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp về số lƣợng, hình thức và quy mô hoạt động, đồng thời trƣớc đòi hỏi về sự minh bạch, lành mạnh tài chính về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế thế giới thì hoạt động kinh doanh dịch vụ tƣ vấn tài chính - kế toán, tƣ vấn thuế, đại lý thuế có vai trò khá quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và chấp hành tốt pháp luật thuế, kế toán góp phần ngăn ngừa tình trạng gian lận thuế, trốn thuế, nợ đọng thuế, làm giảm các vụ khiếu kiện, tranh chấp về thuế giữa doanh nghiệp nói chung và cơ quan thuế. Đồng thời đối với doanh nghiệp sẽ nâng cao hiểu biết pháp luật về thuế, kế toán giúp doanh nghiệp quản lý doanh thu, chi phí có hiệu quả...
Bên cạnh đó trong quá trình tƣ vấn tài chính, thuế cho doanh nghiệp với chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tổ chức tƣ vấn thuế sẽ phát hiện, tổng hợp và cung cấp những vƣớng mắc bất cập trong lĩnh vực kế toán, chính sách thuế từ nhiều doanh nghiệp đã đƣợc phân tích và đánh giá có tính thuyết phục giúp cho các cơ quan Nhà nƣớc hiểu rõ hơn thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, Nhà nƣớc có thể có những cải cách chính sách thuế, kế toán ngày càng minh bạch, rõ ràng, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.3.2. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các ngành khác trong việc tuyên truyền các chính sách thuế, cung cấp thông tin, điều tra, xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan
Việc tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa các ngành khác trong việc quản lý, tuyên truyền các chính sách vế thuế, kế toán...giúp Nhà nƣớc, cơ quan thuế và ban ngành liên quan có thể quản lý, nắm bắt đƣợc thông tin, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói chung về doanh thu, chi phí và lợi nhuận, nhà đầu tƣ về phán đoán kinh doanh. Cụ thể phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh để quản lý doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập; phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật về thuế....
3.3.3. Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng truyền thông công nghệ thông tin
Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và truyền thông công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc chấp hành, thực hiện chế độ kế toán, chính sách thuế và thực hiện chức năng giám sát của cơ quan quản lý Nhà nƣớc để phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế thị trƣờng và thông lệ quốc tế. Cụ thể nhƣ việc tự kê khai thuế qua mạng, xây dựng mạng nội bộ, hòm thƣ góp ý ... của doanh nghiệp, quản lý thuế qua hệ thống dữ liệu của Tổng cục thuế - Bộ tài chính, Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và các cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại để thực hiện có hiệu quả các công việc này...
KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy pháp luật quản lý về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong nội bộ CTCP đóng vai trò quan trọng không những với bản thân các cổ đông mà còn đối với chủ sở hữu, chủ nợ và Nhà nƣớc.
Với các quy định pháp luật hiện hành, CTCP nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật Việt Nam nói chung đều tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và hƣớng tới lợi nhuận cao nhất. So với các loại hình doanh nghiệp khác, CTCP có ƣu thế hơn trong quá trình huy động vốn bằng phát hành cổ phần mới để chào bán ra công chúng. Việc quy định về quản lý, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong nội bộ CTCP đòi hỏi phải có tính minh bạch, công khai các thông tin tài chính tạo tiền đề quan trọng giúp cho chủ sở hữu và chủ nợ có thể bảo vệ quyền lợi của mình.
Quá trình quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý và điều hành trong CTCP. Theo đó, tổ chức quản lý kế toán trong nội bộ CTCP hỗ trợ cho cơ quan quản lý, cơ quan điều hành đƣa ra quyết định đúng đắn, hợp lý, kiểm soát chặt chẽ chi phí, bảo đảm hạch toán đúng chi phí, doanh thu để thu đƣợc lợi nhuận cao nhất. Khi tổ chức quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong nội bộ chặt chẽ, tuân thủ theo quy định sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động giám sát của cơ quan quản lý đối với cơ quan điều hành và ngƣời điều hành cũng nhƣ cơ quan chủ sở hữu và BKS đối với cơ quan quản lý và điều hành và các thành viên quản lý điều hành.
Phá sản luôn là ngƣời bạn đồng hành của bất cứ loại hình doanh nghiệp nào và CTCP không phải là ngoại lệ. Do đó để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu, chủ nợ cũng nhƣ ngƣời góp vốn ngoài tác động bằng các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô của Nhà nƣớc, chủ sở hữu công ty cần thiết phải tự hoàn thiện cơ chế tự bảo vệ thông qua ban hành Điều lệ và quy chế nội bộ nhằm
tạo ra cơ sở pháp lý kiểm tra, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp nói chung và kiểm tra, giám sát doanh thu, chi phí và lợi nhuận nói riêng. Để đạt đƣợc yêu cầu trên, đòi hỏi trong thời gian tới cần thiết phải hoàn thiện Luật doanh nghiệp, Luật kế toán, Luật thuế và các văn bản pháp luật có liên quan tạo hành lang pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển và thực hiện nghĩa vụ thuế một cách mẫn cán, trung thực đối với Nhà nƣớc.
Với những nội dung phân tích ở từng chƣơng, Luận văn đã đạt đƣợc những kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, Luận văn nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của CTCP theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, pháp luật về thuế và các văn bản liên quan.
Thứ hai, Luận văn đề cập đến những quy định đặc thù của pháp luật về cơ sở, tổ chức và sự điều chỉnh của pháp luật đối với việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong nội bộ CTCP.
Thứ ba, từ các lý luận và thực tiễn nghiên cứu, Luận văn đã đƣa ra sự cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP nói riêng và doanh nghiệp chung. Đồng thời đƣa ra một số kiến nghị để hoàn thiện việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của CTCP ở Việt Nam trong thời gian tới.
Do điều kiện và kiến thức của con ngƣời là vô hạn, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng song Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tiếng Việt
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC
1. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 156/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối
với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, ngày 27/3/2007, Hà Nội.
2. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 226/2010/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh
doanh chứng khoán, ngày 31/12/2010, Hà Nội.
3. Bộ tài chính (2012), Thông tư số 130/2012/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn việc mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và một số trường hợp
phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng, ngày 10/8/2012, Hà Nội.
4. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 209/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam, ngày 27/12/2013, Hà Nội.
5. Bộ tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dấn thi hành
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ngày 18/6/2014, Hà Nội.
6. Bộ tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ tài chính
ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1, ngày
31/12/2001, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Nghị định 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm,
ngày 27/3/2007,Hà Nội.
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ
9. Chính phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về
chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, ngày
18/7/2011, Hà Nội.
10.Chính phủ (2011), Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát
hành trái phiếu doanh nghiệp, ngày 14/10/2011, Hà Nội.
11.Chính phủ (2012), Nghị định số 57/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ
tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày
20/7/2012, Hà Nội.
12. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, ngày 20/7/2012 ,Hà Nội.
13.Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam, ngày 18/5/2013, Hà Nội.
14.Quốc hội (2003), Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm
2003 của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
15.Quốc hội (2006), Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006
của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
16.Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
17.Quốc hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12
ngày 03 tháng 06 năm 2008của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
18.Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
19.Mai Ngọc Anh (2011), Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính theo
dấu hiệu pháp lý và bản chất kinh tế, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế