Về thẩm quyền trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 37 - 39)

người phạm tội do nhận hối lộ trong trường hợp vật hối lộ là một khoản tiền, hay có thể xác định được giá trị thực của vật hối lộ thì Tồ án có thể áp dụng thêm hình phạt khác đối với người đó như buộc phải trả một khoản tiền như mức phạt theo từng lần vi phạm như đã nêu trong lệnh phạt hay một khoản tiền tương đương với giá trị vật hối lộ. Giá trị của vật hối lộ và mọi khoản tiền phạt có thể thu như tiền phạt. Trong trường hợp một người nào đó bị truy tố từ hai tội trở lên về việc nhận hối lộ thì Tồ án có thể nâng mức hình phạt trên với một khoản tiền bằng tổng giá trị của vật hối lộ theo quy định cụ thể với tội đang xem xét (Điều 13).

2.1.3. Về thẩm quyền trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng tham nhũng

* Thẩm quyền điều tra

Ngoài việc điều tra những tội theo quy định của Luật chống tham nhũng như đã nêu ở trên, Chủ tịch, Điều tra viên chuyên ngành Cơ quan điều tra chống tham nhũng cũng có thẩm quyền điều tra mà không cần có sự phê chuẩn của Cơ quan công tố đối với một số tội được quy định tại một số điều trong Bộ luật Hình sự.

* Thẩm quyền của Uỷ viên Công tố yêu cầu cung cấp các thông tin khi điều tra tội phạm là người thi hành công vụ:

Trong khi tiến hành điều tra âm mưu, động cơ, mục đích phạm tội, việc giúp sức cho kẻ phạm tội của người thi hành cơng vụ thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan cơng quyền theo quy định của Luật chống tham nhũng và Bộ luật Tố tụng hình sự, Uỷ viên Cơng tố có quyền:

- Yêu cầu kê khai tất cả động sản và bất động sản của người đó hay vợ con người đó sở hữu, xác định ngày tháng năm có tài sản đó, kiểm tra nguồn gốc các tài sản đó do đâu mà có: Mua bán, là quà biếu, được thừa kế hay do hình thức khác đem lại.

- Yêu cầu kê khai bằng văn bản các khoản tiền gửi hay tài sản khác của người đó và của vợ, con người đó gửi ở nước ngoài trong từng thời gian cụ thể để làm rõ theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu cán bộ kiểm sốt thuế thu nhập cung cấp thơng tin về hoạt động của người đó cũng như của vợ, con người đó. Cán bộ kiểm sốt thuế thu nhập phải trình bày, cung cấp đầy đủ các thơng tin tài liệu liên quan, các bản sao có công chứng các tài liệu liên quan đến đối tượng cả về vấn đề sở hữu hay những vấn đề khác thuộc phạm vi kiểm soát của cán bộ kiểm soát thuế thu nhập.

- Yêu cầu người phụ trách các bộ phận, cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ hay Chủ tịch, Giám đốc, lãnh đạo cơ quan công quyền cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan hoặc những bản sao các tài liệu liên quan đến sở hữu hay thuộc quyền quản lý của người đó.

- Yêu cầu Giám đốc ngân hàng cung cấp các bản sao tài liệu về tài khoản của người đó hay của vợ, con người đó gửi ở ngân hàng.

Người nào cố ý không thực hiện các yêu cầu trên theo thông báo của Uỷ viên Công tố, cho dù luật có quy định khác thì người đó vẫn sẽ bị coi là phạm tội, phải chịu hình phạt tiền đến 1.000 đơla Singapore hoặc bị phạt tù đến 1 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt đó (Điều 21).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)