Khái niệm pháp luật về phòng,chống tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 25 - 28)

Để đảm bảo việc phòng chống tham nhũng hiệu quả và tuân theo một trật tự nhất định, nhà nước ban hành các quy định pháp luật nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Pháp luật xác định rõ hành vi nào là tham nhũng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong cơng tác phịng chống tham nhũng, trình tự, thủ tục xử lý tham nhũng, đồng thời quy định trách nhiệm và cơ chế để phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia vào cơng tác phịng chống tham nhũng.

Trong khoa học pháp lý, pháp luật về phòng chống tham nhũng chưa được coi là một ngành luật độc lập với đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt. Pháp luật về phòng chống tham nhũng có thể được hiểu theo nghĩa rộng, đó là các quy định góp phần vào việc phòng ngừa, phát hiện

và xử lý tham nhũng. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa này thì khó có thể hệ thống hóa một cách đầy đủ và rút ra những đặc điểm riêng của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Mặt khác, trong một số trường hợp cụ thể rất khó có thể xác định được những quy phạm pháp luật nào thuộc pháp luật phòng chống tham nhũng bởi các quy phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng nằm rải rác ở nhiều văn bản của nhiều ngành luật khác nhau như luật hình sự, luật hành chính, luật kinh tế… Đồng thời, cũng khó để nghiên cứu tìm ra phương thức, phương pháp hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là tổng thể các quy phạm pháp luật được thể hiện trong luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhưng hiểu theo nghĩa này thì cũng có điểm khơng hồn tồn chính xác vì bên cạnh Luật phịng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng, còn có rất nhiều văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau cũng có tác dụng phòng chống tham nhũng và có thể được xem là pháp luật về phịng, chống tham nhũng.

Nhìn chung, pháp luật phịng chống tham nhũng có một số đặc điểm đặc thù riêng và có thể phân biệt được với pháp luật trong các lĩnh vực khác, đó là:

- Pháp luật về phòng, chống tham nhũng xác định rõ những hành vi nào là hành vi tham nhũng và những biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng đối với các chủ thể có hành vi đó.

- Pháp luật về phòng, chống tham nhũng điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa tham nhũng và các quan hệ giữa các cơ quan chức năng của nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng; quy định các biện pháp được áp dụng để phòng ngừa tham nhũng, đồng thời, quy định vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống tham nhũng.

- Pháp luật về phòng chống tham nhũng quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng, các quy định về hợp tác quốc tế và phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng, đồng thời quy định các biện pháp bảo đảm nhằm phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

- Pháp luật về phòng, chống tham nhũng sử dụng các cách thức, phương pháp tác động nhằm hạn chế, ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng để bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Các phương pháp điều chỉnh của nó mang tính quyền uy, phục tùng, buộc mọi chủ thể pháp luật phải tuân theo.

- Pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thể hiện theo cấu trúc logic bao gồm các nguyên tắc chung, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật cụ thể. Các văn bản quy phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, trong đó chứa đựng các qui tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo ý chí của nhà nước. Hình thức của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau, có khi được thể hiện bằng một văn bản luật điều chỉnh riêng về phòng, chống tham nhũng nhưng thường là nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

Từ các đặc điểm nêu trên cho thấy, pháp luật về phòng chống tham nhũng điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng bằng các phương pháp, cách thức điều chỉnh khác nhau, tùy theo tính chất, mức độ của các chủ thể có hành vi tham nhũng. Có thể định nghĩa pháp luật về phòng chống tham nhũng như sau: Pháp luật về phòng, chống tham nhũng là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác định các biện pháp

phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức hoạt động của cơ quan phòng chống tham nhũng; phát huy vai trị, trách nhiệm của cơng dân, tổ chức trong phòng, chống tham nhũng; hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng và các biện pháp bảo đảm nhằm phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)