Phân loại chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)

1.1. LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ

1.1.3. Phân loại chất thải rắn

Các chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau của con người được phân loại theo nhiều cách thức:

1.1.3.1. Theo nguồn gốc phát sinh

- Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại v.v;

- Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp …;

- Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất, đá (do các hoạt động đào móng trong xây dựng, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, dỡ bỏ công trình xây dựng).

1.1.3.2. Dựa vào đặc tính của chất thải

- Chất thải rắn thông thường: Là chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của con người nhưng bản thân nó khi phát thải chưa có đặc tính gây hại cho môi trường cũng như sức khoẻ con người.

- Chất thải rắn nguy hại: Là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.

1.1.4. Vai trò của việc quản lý chất thải rắn đối với cuộc sống con ngƣời

Trong đời sống và sản xuất, con người khó tránh khỏi việc sản sinh ra chất thải. Vì vậy, vấn đề cần quan tâm là quản lý chất thải như thế nào để không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Điều này cho thấy việc quản lý chất thải có vai trò rất quan trọng; bởi lẽ:Chất thải sinh hoạt (hay rác sinh hoạt) khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh có hại cho người và gia súc.

Rác ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại [40].

1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là

H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 [40].

2. Ảnh hưởng của rác thải đến nguồn nước mặt: Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn [40].

Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao, hồ bị huỷ diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn,ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng [40].

3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, nên khi chúng xâm nhập vào đất thì phải cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó

chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình

phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút [20].

4. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người:Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch [40].

Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng.ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết...[40].

Như vậy, việc quản lý chất thải rắn hiện nay là vấn đề hết sức cấp bách nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động xấu từ thói quen xả rác vừa bãi đối với sức khỏe con người.

1.2. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ

1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý chất thải rắn khu dân cƣ

1.2.1.1. Khái niệm quản lý chất thải

i) Định nghĩa về quản lý chất thải

Quản lý chất thải rắn khu dân cư là một loại hình cụ thể của quản lý chất thải. Vì vậy, để tìm hiểu thế nào là quản lý chất thải rắn khu dân cư thì trước tiên, chúng ta cần giải mã khái niệm quản lý chất thải là gì. Theo khoản 13, Điều 3, Luật Bảo vệ Môi

trường năm 2014 quy định: Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu,

giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.

Từ khái niệm này cho thấy việc quản lý chất thải bắt đầu kể từ khi chất thải phát sinh thông qua một quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển để tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải, trong đó tập trung vào công tác phòng ngừa và giảm thiểu việc phát thải và phát huy công tác giám sát trong suốt quá trình quản lý chất thải.

ii) Đặc điểm quản lý chất thải

- Về chủ thể quản lý: Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan nhà

nước có thẩm quyền quản lý chất thải và các tổ chức, cá nhân có liên quan (như chủ nguồn thải, vận chuyển, xử lý đối với chất thải rắn thông thường và tiêu hủy đối với chất thải rắn nguy hại). Các chủ thể ngoài phạm vi, chức năng, nhiệm vụ chính trong hoạt động quản lý chất thải nguy hại của mình còn có sự phối hợp với nhau trong việc đưa ra các chính sách, phương hướng bảo vệ môi trường; thực hiện, giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về ý nghĩa của việc quản lý chất thải,…

- Về đối tượng quản lý: Là các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý

chất thải rắn như: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý đối với chất thải rắn thông thường và tiêu hủy đối với chất thải rắn nguy hại. Vì tính nguy hại của chất thải rắn

nguy hại nên hoạt động quản lý yêu cầu sự đầu tư tài chính lớn, ứng dụng khoa học- kỹ thuật cao, đội ngũ cán bộ có chuyên môn tham gia vào hoạt động này.

- Về nội dung quản lý: Là các hoạt động mà các cơ quan nhà nước về bảo vệ

môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ thể: các cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất thải rắn, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm,… của các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành những hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn …

- Về công cụ quản lý: Việc quản lý chất thải rắn có thể được thực hiện bằng

nhiều công cụ như pháp luật, kinh tế, kỹ thuật,…; trong đó, công cụ pháp luật hiện nay vẫn được coi là phương tiện hàng đầu trong công tác quản lý chất thải rắn thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

1.2.1.2. Nguyên tắc quản lý chất thải

Việc quản lý chất thải phải tuân theo nguyên tắc chung về quản lý chất thải được quy định tại Điều 4, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Cụ thể:

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng.

3. Việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải phải tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan.

4. Nước thải phải được thu gom, xử lý, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng-phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường.

5. Khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cơ sở phát sinh trước khi thải ra môi trường.

6. Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.

7. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.

8. Khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải phải tuân theo quy định của pháp luật.

1.2.1.3. Định nghĩa về quản lý chất thải rắn khu dân cư

Thuật ngữ quản lý chất thải rắn khu dân cư được sử dụng tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay với ý nghĩa là con người có hành động kiểm soát, thu gom, xử lý loại chất thải này nhằm không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tác động có hại đến sức khỏe con người mà một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là hàng ngày công ty vệ sinh môi trường, các hợp tác xã dịch vụ môi trường v.v tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư, tại các đô thị. Tuy nhiên, giải mã dưới góc độ học thuật về khái niệm quản lý chất thải rắn khu dân cư thì dường như chưa có một sự tìm hiểu thấu đáo và toàn diện. Vì vậy, căn cứ vào quy định tại khoản 13 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 về quản lý chất thải, chúng ta có thể

hiểu khái niệm về quản lý chất thải rắn khu dân cư như sau: Quản lý chất thải rắn khu

dân cư là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn khu dân cư nhằm đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường trong lành, sạch đẹp.

Bên cạnh những đặc điểm chung của quản lý chất thải, hoạt động quản lý chất thải rắn khu dân cư còn có một số đặc điểm riêng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, quản lý chất thải rắn khu dân cư là sự kết hợp giữa quản lý của các cơ quan nhà nước, các công ty dịch vụ công ích với quản lý của cộng đồng, của các tổ chức quần chúng nhân dân. Do nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc quản lý chất thải rắn khu dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của mỗi người và cộng đồng khu dân cư, nên người dân càng ngày càng có ý thức tham gia vào việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn khu dân cư. Điều này thể hiện,

ở các địa phương đã xuất hiện các tổ chức tự quản cộng đồng, cá nhân tự nguyện tham gia vào việc quản lý chất thải rắn khu dân cư thông qua những hành động thiết thực, cụ thể như phân loại rác thải rắn, không vứt rác thải rắn bừa bãi, hạn chế việc sử dụng túi ni lông, thu gom và tập kết rác thải rắn ở các bãi rác thải tập trung; phát động người dân tổng vệ sinh nơi cư trú, các đoạn đường do những tổ chức quần chúng tự quản của phụ nữ, đoàn thanh niên v.v.

Thứ hai, việc quản lý chất thải rắn khu dân cư phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân, cộng đồng dân cư. Điều này có nghĩa là việc quản lý chất thải rắn không đạt hiệu quả mong muốn nếu chỉ dựa vào sự quản lý của Nhà nước mà không có sự vào cuộc tích cực, quyết liệt và mạnh mẽ của mỗi người dân, cộng đồng khu dân cư. Tác giả xin đơn cử một ví dụ đơn giản là các công ty môi trường đô thị, hợp tác xã dịch vụ môi trường không thể thu gom, vận chuyển và xử lý được rác thải nếu mỗi người dân không có ý thức bảo vệ môi trường hoặc có hành động vứt rác bừa bãi, không đúng thời gian và nơi quy định.

Thứ ba, quản lý chất thải rắn khu dân cư ở nước ta dường như mới tập trung vào hoạt động thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải mà chưa thực hiện hiệu quả việc phân loại, tái chế chất thải. Điều này thể hiện, hiện nay ở các đô thị, khu dân cư, hàng ngày có công ty môi trường, hợp tác xã dịch vụ môi trường, tổ thu gom rác… tiến hành quét dọn, thu gom, vận chuyển và tập kết, chôn lấp rác thải sinh hoạt tại các bãi rác thải tập trung. Do sự hạn chế về nguồn lực tài chính, dây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)