Nội dung điều chỉnh của pháp luật quản lý chất thải rắn khu dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

1.3. LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ

1.3.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật quản lý chất thải rắn khu dân cư

1.3.3.1. Nội dung các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn khu dân cư

Nhóm quy định này xác lập chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan quản lí Nhà nước về chất thải rắn khu dân cư. Hệ thống cơ quan này giữ vai trò hết

sức quan trọng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật cũng như tổ chức triển khai các hoạt động quản lí chất thải rắn khu dân cư trên thực tế. Vì vậy, việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn khu dân cư giúp cho hoạt động phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý… chất thải rắn khu dân cư đạt được hiệu quả cao. Nói cách khác, thông qua quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lí nhà nước đối với chất thải rắn khu dân cư, pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư đảm bảo việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ ảnh hưởng của các loại chất thải rắn khu dân cư được thực hiện có định hướng và triệt để, từ đó, những tác động bất lợi đối với môi trường và sức khoẻ con người từ các khu dân cư làm phát sinh chất thải rắn có thể được kiểm soát.

1.3.3.2. Nội dung các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý chất thải rắn khu dân cư

Ở nhóm này, pháp luật quy định một cách cụ thể các quy tắc xử sự cho từng nhóm chủ thể khi tiến hành các hoạt động có liên quan đến chất thải rắn khu dân cư. Theo đó, các chủ thể này khi tiến hành các hoạt động có sản sinh chất thải rắn khu dân cư hay thu gom, vận chuyển, xử lí chất thải rắn khu dân cư,… phải tuyệt đối tuân thủ theo định hướng xử sự trong các quy phạm pháp luật như phải đáp ứng các điều kiện để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải/Giấy phép xử lý chất thải rắn khu dân cư hay trách nhiệm của các chủ thể khi tiến hành những hoạt động này,… Bằng việc thực hiện đúng các quy định trong nhóm này, các tổ chức, cá nhân đã góp phần phòng ngừa ô nhiễm, sự cố môi trường cũng như có các biện pháp khắc phục, ứng phó với những tình trạng xấu đó, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cộng đồng.

1.3.3.3. Nội dung các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn khu dân cư

Phí bảo vệ môi trường là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Mục đích của phí bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, phí bảo vệ môi trường góp phần làm thay đổi

hành vi của người gây ô nhiễm và tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. Như chúng ta đã biết, để có thể xử lý tốt chất thải rắn khu dân cư thì cần phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như công nghệ hiện đại. Điều này đòi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn để đầu tư. Như vậy, có thể thấy, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn khu dân cư là một trong những công cụ kinh tế quan trọng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý chất thải rắn khu dân cư.

1.3.3.4. Nội dung các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý chất thải rắn khu dân cư

Nhóm quy định này bao gồm các chế tài hành chính, dân sự và hình sự áp dụng cho mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư. Những quy định này góp phần đảm bảo cho trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý chất thải rắn khu dân cư được thực hiện nghiêm túc; buộc tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn khu dân cư gây ra. Bằng các chế tài này, pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư tác động tới các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, không chỉ để trừng phạt họ mà còn có thể ngăn chặn các hành vi không thực hiện phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi tiến hành các hoạt động có liên quan đến chất thải rắn khu dân cư, thông qua đó đảm bảo sự trong lành cần thiết cho chất lượng môi trường sống của con người.

1.3.4. Vai trò của pháp luật quản lý chất thải rắn khu dân cƣ

Thứ nhất, pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư là công cụ phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, góp phần đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của con người.

Như đã phân tích, chất thải rắn khu dân cư nếu không được thu gom, xử lý hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, sức khỏe của con người và các loài động, thực vật khác. Vì vậy, chất thải rắn khu dân cư cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm giảm chất lượng môi trường sống. Mặt khác, trong hoạt động quản lý chất thải rắn khu dân cư (thu gom, vận chuyển, xử lý,…) cũng dễ xảy ra sự cố, tác động vào môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Pháp luật

quản lý chất thải rắn khu dân cư bằng những quy định cụ thể đã góp phần tích cực trong việc phòng ngừa, giảm thiểu lượng chất thải rắn khu dân cư thải ra môi trường và góp phần hạn chế ảnh hưởng của chất thải rắn khu dân cư đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Có thể thấy, đây là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo thực hiện công tác quản lý chất thải rắn khu dân cư. Nhờ đó, quyền được sống trong môi trường trong lành của con người cũng được đảm bảo hơn.

Thứ hai, pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật quan trọng về việc hình thành và phát triển công nghiệp môi trường. Theo quy định

tại Luật BVMT năm 2014 thì “Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung

cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường” [22, Điều 3, khoản 14]. Tại Việt Nam, công nghiệp môi trường bước đầu được phân nhóm thành bảy lĩnh vực hoạt động hay nhóm sản phẩm chính, đó là: xử lí chất thải; tái chế chất thải; kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm; dịch vụ tư vấn, xây lắp và hỗ trợ kĩ thuật khác; sản xuất công nghệ thiết bị bảo vệ môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường; khôi phục tài nguyên và làm sạch môi trường; hoạt động hiệp hội và đoàn thể, tổ chức phi chính phủ. Thông qua việc quy định những điều kiện hoạt động đối với các cơ sở xử lí chất thải rắn khu dân cư về cơ sở vật chất, trình độ công nghệ…; pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư không chỉ giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ chính hoạt động xử lí chất thải rắn khu dân cư mà còn thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ môi trường này theo hướng hiện đại hơn về công nghệ, an toàn hơn trong hoạt động; từ đó đạt hiệu quả cao hơn về kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa là pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư sẽ tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ xử lí và tái chế chất thải, một trong những lĩnh vực hoạt động khá quan trọng của ngành công nghiệp môi trường.

Thứ ba, pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kĩ thuật tiên tiến để bảo vệ môi trường trong khu dân cư,

Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì biện pháp công nghệ là biện pháp hữu hiệu để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải rắn khu dân cư nói riêng. Tuy nhiên, với điều kiện về trình độ công nghệ cũng như khả năng tài chính còn hạn chế như ở Việt Nam thì việc ứng dụng các quy trình công nghệ này lại không hề đơn giản. Để giải quyết một phần khó khăn cho vấn đề này, pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư đã có những quy định khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các đối tượng từ Nhà nước đến các chủ nguồn thải, chủ thể hành nghề quản lý chất thải rắn khu dân cư nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào việc quản lý của mình. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua việc cụ thể hoá các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực này như chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, hỗ trợ vốn…

Thứ tư, pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng theo hướng có lợi cho bảo vệ môi trường.

Pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư định hướng cho cộng đồng về cách xử sự có lợi cho môi trường khi tiến hành các hoạt động có liên quan đến chất thải rắn khu dân cư. Sự định hướng này góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Mặt khác, pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư còn có các quy định buộc con người không được thực hiện những hành vi gây hại cho môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Việc phải tuân thủ những quy định này dần dần làm thay đổi những thói quen xấu của con người đối với môi trường. Ngoài ra, pháp luật quản lí chất thải rắn khu dân cư góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khoẻ con người.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƢ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN,

TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ

2.1.1. Nội dung quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan quản lý chất thải rắn khu dân cƣ chất thải rắn khu dân cƣ

2.1.1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn khu dân cư có thẩm quyền chung

Hệ thống cơ quan này bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân (sau đây gọi tắt là UBND) các cấp. Căn cứ vào Điều 94, Điều 95 khoản 3 và Điều 96 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì:

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; bao gồm Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, y tế, giáo dục, môi trường (trong đó có quản lý về chất thải rắn khu dân cư) v.v. trong phạm vi cả nước.

UBND các cấp, bao gồm: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh); UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBND cấp huyện); UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) thống nhất thực hiện việc quản lý nhà nước về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, y tế, giáo dục, môi trường (trong đó có quản lý về chất thải rắn khu dân cư) v.v. trong phạm vi lãnh thổ từng cấp đơn vị hành

2.1.1.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn khu dân cư có thẩm quyền riêng

i) Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng, thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ (Điều 1). Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường (trong đó có quản lý nhà nước về chất thải rắn khu dân cư) trong phạm vi cả nước.

Để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, Tổng cục Môi trường (cơ quan tham mưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường), Cục quản lý chất thải và Cải thiện môi trường (đơn vị hành chính thuộc Tổng cục Môi trường), Phòng quản lý chất thải thông thường, phòng quản lý chất thải nguy hại (đơn vị trực thuộc Cục quản lý chất thải và Cải thiện môi trường) v.v được thành lập. Riêng đối với chất thải rắn nguy hại nói chung và chất thải rắn khu dân cư nguy hại nói riêng, do tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực nên vấn đề quản lý loại chất thải này có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành liên quan như: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế,…

- Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập ở cấp tỉnh, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về môi trường (trong đó có quản lý chất thải rắn khu dân cư) trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường

Phòng Tài nguyên và Môi trường được thành lập ở cấp huyện, có chức năng tham mưu giúp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý

nhà nước về môi trường (trong đó có quản lý chất thải rắn khu dân cư) trong phạm vi địa bàn cấp huyện.

- Đội ngũ cán bộ môi trường xã, phường, thị trấn

Ở các xã, phường, thị trấn có cán bộ môi trường có chức năng tham mưu giúp UBND xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về môi trường (trong đó có quản lý chất thải rắn khu dân cư) trong phạm vi địa bàn cấp xã.

2.1.2. Nội dung quy định đối với chủ thể phát sinh chất thải rắn khu dân cƣ

Chủ thể phát sinh chất thải rắn khu dân cư là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có những hoạt động làm phát sinh chất thải trong sinh hoạt hàng ngày (gọi chung là chủ nguồn thải). Đây là đối tượng trực tiếp và đầu tiên phải chịu trách nhiệm trong quá trình kiểm soát chất thải rắn khu dân cư. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định trách nhiệm và đưa ra những yêu cầu đối với chủ thể phát sinh chất thải rắn khu dân cư theo từng khu vực, trong từng hoạt động. Nhưng tựu chung lại, chủ thể phát sinh chất thải rắn khu dân cư phải có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn khu dân cư. Chủ thể phát sinh chất thải rắn khu dân cư không nhất thiết phải thực hiện tất cả các công đoạn trong quá trình quản lý chất thải mà có thể ủy quyền hoặc ký hợp động với các chủ thể khác để thực hiện những công việc vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn khu dân cư. Mục đích của những hoạt động này là nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn khu dân cư vào môi trường, hạn chế độ độc hại của loại chất thải này. Thực tế, chất thải rắn khu dân cư phát sinh trong sinh hoạt hầu hết là chất thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)