Thực trạng sử dụng năng lượng nguyên tử ở Áo và sự phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật một số quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 62 - 68)

2.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐƢỢC QUY ĐỊNH TRONG PHÁP

2.2.2.1 Thực trạng sử dụng năng lượng nguyên tử ở Áo và sự phát triển

phong trào chống năng lượng nguyên tử

Trong những năm cuối thập niên 60 chính phủ Áo đã quyết định bắt đầu một chƣơng trình năng lƣợng nguyên tử. Một nhà máy điện nguyên tử đã đƣợc xây dựng trong những năm 1970 tại Zwentendorf - Áo, nhƣng sự khởi động của nó đƣợc ngăn chặn bằng cách bỏ phiếu phổ thông vào năm 1978. Ngày 09/07/1997, Quốc hội Áo bỏ phiếu nhất trí để duy trì chính sách chống hạt nhân của quốc gia [29].

Việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử ở Áo diễn ra theo nhiều giai đoạn [10]:

Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1968

Giai đoạn đầu tiên là từ năm 1955 đến năm 1968. Đây là thời kỳ tán thành hạt nhân ở Áo. Vào ngày 08/12/1953, Tổng thống Eisenhower đã ra "Tuyên bố nguyên tử vì hòa bình" và đến đầu năm 1955, Hội nghị Geneva đã đƣợc diễn ra. Áo đã xây dựng ba lò phản ứng nghiên cứu: Một lò theo định hƣớng công nghiệp 10 MW tại Seibersdorf, Một lò phản ứng đào tạo đại học 250 kW ở Vienna; Một lò phản ứng đào tạo đại học 1 kW ở Graz. Lò phản ứng phục vụ cho một số nhà máy điện nguyên tử (NPP) đƣợc dự kiến vào những năm 1970 và 1980 ở Áo.

Lò phản ứng MTR Seibersdorf 10 MW hoạt động lần đầu vào ngày 24/09/1960 và đóng cửa vào ngày 31/07/1999 kể từ khi chấm dứt hoạt động. Mục đích cuối cùng là để bảo vệ hành lang lò phản ứng cho việc lƣu trữ chất thải.

Lò phản ứng TRIGA Mark II criticality hoạt động lần đầu vào ngày 03/07/1962, hiện lò này đang hoạt động 5 ngày một tuần, 45 tuần mỗi năm cho giáo dục và đào tạo và dự kiến hoạt động cho đến năm 2016.

Lò phản ứng Graz Argonaut hoạt động lần đầu vào ngày 17/5/1965, tắt máy vào ngày 31/07/2004. Sau khi tắt máy, nhiên liệu đƣợc trả lại cho Hoa Kỳ vào cuối

Giai đoạn từ năm 1968 đến năm 1978

Trong giai đoạn này, Áo cho quy hoạch, xây dựng và tạm ngƣng máy điện nguyên tử Zwentendorf. Vào năm 1968, Công ty kỹ thuật điện nguyên tử KKWP đƣợc thành lập. Vào năm 1970, nhà máy điện nguyên tử Tulln GmbH GKT đƣợc xây dựng. Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Áo đƣợc xây dựng ở Zwentendorf trên sông Danube, cách thủ đô Vienna khoảng 20 dặm về phía thƣợng nguồn, bắt đầu vào năm 1972, nhà máy điện nguyên tử Zwentendorf đƣợc thiết kế nhƣ một lò phản ứng nƣớc sôi với công suất 730 MWe (BWR thiết kế mô hình 69) đƣợc xây dựng bởi KWU (AEG mới, mà đƣợc dự kiến sẽ tạo ra khoảng 10% sản lƣợng điện của Áo.

Đầu những năm 1970, phong trào chống hạt nhân thế giới rộng khắp diễn biến ở Áo, do đó có sự thảo luận công khai về an toàn và nhu cầu năng lƣợng nguyên tử ở Áo. Vào đầu năm 1974, một công ty đƣợc thành lập để xây dựng một nhà máy hạt nhân thứ hai ở Áo. Phong trào chống hạt nhân nhỏ nhƣng tăng trƣởng ổn định, vốn đã tồn tại kể từ cuối những năm sáu mƣơi, bây giờ tập trung nỗ lực vào nhà máy hạt nhân thứ hai này. Nhiều nhóm trong xã hội công cộng đứng lên chống lại sự phát triển thƣơng mại - kỹ thuật này. Vào mùa đông năm 1974, kế hoạch bắt đầu xây dựng nhà máy điện nguyên tử thứ hai đã bị hoãn lại, một phần là do sự gia tăng nhu cầu điện giảm xuống và một phần do các cuộc biểu tình tại địa phƣơng lớn chống lại dự án.

Vào mùa thu năm 1976 chính phủ đã phát động một chiến dịch thông tin về năng lƣợng nguyên tử với mục đích luận chứng và làm dịu chƣơng trình hạt nhân. Báo chí đã không viết nhiều về các tai nạn đã xảy ra cho đến khi đó. Nhƣng Verbundkonzern – đang nợ các nhà máy thủy điện lớn (và lƣới điện) tại Áo - lo ngại một sự giảm giá điện sắp tới vì điện nguyên tử và bắt đầu một chiến dịch quảng cáo trong những tháng trƣớc cuộc trƣng cầu ở "Kronenzeitung". Đột nhiên tờ báo lƣu hành rộng rãi này công khai về một loạt lịch sử hạt nhân và các vụ tai nạn điện nguyên tử. Báo chí nói rằng Áo không thể giải quyết vấn đề chất thải hạt nhân của mình bằng cách xuất khẩu sang các nƣớc khác [29].

Có nhiều lý do để phản đối điện nguyên tử. Có lẽ quan trọng nhất là: Các mối nguy hiểm cho sức khỏe con ngƣời liên quan với rò rỉ phóng xạ; Một số vấn đề kỹ thuật chƣa đƣợc giải quyết của các lò phản ứng; Các vấn đề tồn đọng và nan giải của quản lý và xử lý chất thải hạt nhân.; Các kết nối giữa cái gọi là năng lƣợng nguyên tử hòa bình và ngành công nghiệp hạt nhân quân đội; Thiếu kế hoạch trong trƣờng hợp khẩn cấp, sự cần thiết phải sơ tán và bất khả kháng ở một số thành phố trong trƣờng hợp có thảm họa hạt nhân.

Vào khoảng thời gian này, một Hội nghị quốc tế về một tƣơng lai không hạt nhân 2, tổ chức tại Salzburg, Áo, bởi một số tổ chức phi chính phủ tổ chức từ các nƣớc khác nhau. Vào mùa thu năm 1977, các cuộc biểu tình lớn ở Zwentendorf và một số thành phố của Áo đã diễn ra. Trong tháng 12/ 1977, các đối thủ phát hiện ra kế hoạch nhập khẩu nhiên liệu cho lò phản ứng bí mật Zwentendorf thông báo hành động để ngăn chặn việc vận chuyển. Để tránh rắc rối với các đối thủ, các lô hàng đã đƣợc hoãn lại đến đầu năm 1978, và máy bay trực thăng quân sự đã đƣợc sử dụng để vận chuyển các thành phần nhiên liệu cho địa điểm, đƣợc chặn bởi lực lƣợng cảnh sát [29]. Điều quan trọng cần lƣu ý là tất cả các cuộc biểu tình chống hạt nhân và các hoạt động ở Áo đã hoàn toàn không có bạo lực.

Vào tháng 6/1978, Thủ tƣớng Kreisky (Đảng Dân chủ Xã hội SPO, ủng hộ hạt nhân) quyết định trƣng cầu dân ý, đã đƣợc đặt ra vào ngày 05/11/1978 về tƣơng lai của điện nguyên tử ở Áo. Cuộc trƣng cầu thu đƣợc số phiếu nhiều hơn không đáng kể chống lại nhà máy Zwentendorf. Gần hai phần ba số cử tri (3.260.000 ngƣời) đi bỏ phiếu và có 49,5% bỏ phiếu thuận, và 50,5% phản đối điện nguyên tử. Nhà máy Zwentendorf đã đƣợc hoàn thành nhƣng chƣa bao giờ sản xuất điện từ năng lƣợng nguyên tử. Các đảng chính trị lớn - Đảng Xã hội cầm quyền và Đảng Nhân dân bảo thủ (mà lúc đó là đảng đối lập lớn) - đã ủng hộ hạt nhân một cách hài hòa. Chỉ phe đối lập nhỏ Đảng Tự do chiếm một vị trí quan trọng đối với điện nguyên tử. Đến năm 1985, những kế hoạch năng lƣợng chính thức năm 1975 dự kiến rằng sẽ có ba nhà máy điện nguyên tử với tổng công suất 3.000 MW [29].

Nhà máy điện hạt ban đầu đƣợc đề xuất bởi Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (OCP)

Kreisky hứa sẽ từ chức nếu kết quả trƣng cầu dân ý là phủ định. OVP thấy cơ hội để loại bỏ Kreisky, do đó nhiều đảng viên OVP ủng hộ hạt nhân bình chọn chống hạt nhân. Cuộc trƣng cầu dân ý vào ngày 05/11/1978 với kết quả [29]: 31,6% chống lại nhà máy điện nguyên tử, 31,0% ủng hộ các nhà máy điện nguyên tử, 35,9% không tham gia, 1,5% không hợp lệ.

Ngày 01/12/1978 Quốc hội đã ban hành một đạo luật cấm "sử dụng hạt nhân phân hạch để sản xuất năng lƣợng ở Áo", pháp luật chỉ có thể đƣợc thay đổi theo đa số 2/3 và Kreisky đã không từ chức [29]

Giai đoạn từ năm 1978 đến năm 1990

Đây là giai đoạn bắt đầu có sự hình thành phong trào chống hạt nhân ở Áo. Các nhà máy điện hạt đã đƣợc đặt trong tình trạng bảo vệ để sau có thể khởi động lại. Tai nạn đảo Three Mile đã xảy ra vào năm 1979 và tiếp đến là tai nạn Chernobyl vào năm 1986. Đó là đòn cuối cùng giáng mạnh vào các nhà máy điện nguyên tử. Năm 1978, Ủy ban An toàn lò phản ứng (RSC) đƣợc thành lập, gồm các chuyên gia trong nƣớc và quốc tế và sau đó giải thể về phƣơng diện pháp lý không rõ ràng bởi Chancellor Vranitzky, thay thế vào đó là nhóm gọi là "Diễn đàn für Atomfragen FAF" chủ yếu bao gồm những ngƣời có nền tảng chống hạt nhân nổi tiếng.

Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1999.

Các cuộc đấu tranh ở Áo chống lại các máy điện nguyên tử Mochovce, Cộng hòa Slovak đã diễn ra từ năm 1990 đến năm 1999.

FAF hỗ trợ chính phủ Áo với chuyên môn kỹ thuật trong đó là chiến lƣợc chống hạt nhân đối với các nƣớc láng giềng.

FAF đã tiến hành với trƣờng hợp thử nghiệm đầu tiên là hai lò Slovak WWER 440/213 ở Mochovce. Cộng hòa Slovak cung cấp tất cả các tài liệu yêu cầu cho FAF và báo cáo cuối cùng của FAF nói rằng nhà máy điện hạt Mochovce về cơ bản là không an toàn, không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế và gây ra một nguy cơ cao tới Áo. Cộng hòa Slovak đã cố gắng để nhận đƣợc khoản vay tín dụng để tài

trợ cho EBRD hoàn thành nhà máy điện hạt nhân và Áo đã chặn thành công phân bổ nguồn tín dụng, đồng thời Áo kêu gọi Ủy ban châu Âu và Nghị viện Châu Âu. Các chính trị gia Áo tham gia gần nhƣ là các nhà truyền giáo cho một "miền Trung châu Âu không hạt nhân". Cuộc đấu tranh đƣợc hỗ trợ bởi phƣơng tiện truyền thông của Áo chống lại bất kỳ vấn đề hạt nhân nào. Ngày 22/5/1998, các nhà hoạt động chống hạt nhân chiếm Đại sứ quán Slovakia. FAF cảnh báo về một "Cuộc khủng hoảng ở Mochovce". Thủ tƣớng Klima đã cảnh báo Cộng hòa Slovak rằng trƣờng hợp Mochovce có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự ủng hộ của Áo cho việc Slovak gia nhập EU. Ngày 09/6/1998 một tờ báo lớn của Áo công bố "Các lò phản ứng gây chết ngƣời đã đƣợc bật, nguy hiểm đang tăng lên từng ngày". Trong thử nghiệm khởi động của nhà máy điện nguyên tử, việc kiểm tra việc tắt máy đã đƣợc đề cập bởi các tờ báo của Áo với tiêu đề là "lò phản ứng gây chết ngƣời đã khiếm khuyết trong quá trình khởi động". Ngày 02/12/1999, một tiêu đề tờ báo lớn nói: "Phía trƣớc đống đổ nát của chính sách chống hạt nhân của Áo". Lò thứ 2 của nhà máy điện nguyên tử đã vận hành vào ngày 01/12/1999 mà không có bất kỳ cuộc biểu tình lớn nào.

Giai đoạn từ năm 1994 đến nay

Trong giai đoạn này, ở Áo đã diễn ra cuộc đấu tranh chống lại các máy điện nguyên tử Temelin, Cộng hòa Séc. Từ năm 1978, Tiệp Khắc lên kế hoạch lò phản ứng 4x1000 MW tại địa điểm Temelin. Dự án tổ chức cho đến đầu những năm 90 thì vấp phải sự phản đối mạnh mẽ tại Áo của Thủ tƣớng Vranitzky. Kể từ giữa những năm 90, Áo đã cố gắng để làm cho Temelin là một vấn đề của châu Âu. Họ cũng liên hệ Temelin với việc sắp tới gia nhập EU của Cộng hòa Séc, cảnh báo sẽ phủ quyết các cuộc đàm phán năng lƣợng. Cũng trong thời điểm đó, đã diễn ra sự thay đổi chính trị lớn ở Áo: Đảng Dân chủ Xã hội (SPO) trƣớc đây của chính phủ thay thế bằng chính phủ liên minh với đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (ÖVP) và Đảng Tự do cánh hữu (FPO). Biện pháp trừng phạt của EU đối với Áo dài hơn một năm. Cộng hòa Séc cung cấp tất cả các tài liệu về nhà máy điện nguyên tử đƣợc yêu cầu cho FAF. Áo đƣợc yêu cầu từ Séc về tiêu chuẩn an toàn của Đức đối với

Temelin. Temelin là nhà máy điện nguyên tử đầu tiên đặt việc xúc tiến công việc trên Internet. Sự lạm dụng mạnh mẽ từ các phƣơng tiện truyền thông Áo và các nhóm chống hạt nhân đã dẫn đến việc mỗi vấn đề nhỏ trở thành một tai nạn hạt nhân lớn.

Năm 2000, nhiều cuộc đàm phán cấp cao về chính trị và kỹ thuật song phƣơng diễn ra không có kết quả. EU đã đƣợc yêu cầu làm trung gian hòa giải trong một số cuộc họp tại thị trấn của Áo ở Melk và tại Brussels. Đƣờng bộ và biên giới thƣờng xuyên bị chặn ở Áo bởi các nhóm chống hạt nhân. Nhìn chung, nỗi ám ảnh chống hạt nhân đƣợc tạo ra là bởi các phƣơng tiện truyền thông. Cuối cùng, ủy viên châu Âu cho EU mở rộng G. Verheugen đƣa các đảng lại với nhau để tìm cách thoát khỏi ngõ cụt. Sau nhiều cuộc họp vào ngày 12/12/2000, Nghị định thƣ Melk đƣợc ký bao gồm [49]: Mở rộng Đánh giá tác động môi trƣờng (EIA); Hệ thống thông tin sớm và trực tiếp giữa hai nƣớc; Trạm giám sát của Áo gần nhà máy điện nguyên tử Temelin; Đóng cửa hợp tác nghiên cứu năng lƣợng; Không chặn đƣờng bộ, biên giới; Cả hai nƣớc đã nhất trí hỗ trợ mở rộng EU; Nghị định thƣ Melk bị chỉ trích bởi các nhóm chống hạt nhân.

Trong năm 2001, nhiều cuộc họp cấp cao tới cấp Thủ tƣớng Chính phủ đã diễn ra. Vào ngày 29/11/2001, thỏa thuận ba bên (Brussels Protocol) đã đƣợc ký kết, kết quả dẫn đến sự chỉ trích nặng nề của SPO, FPO và Đảng Xanh. Nội bộ chính trị của Áo bị tắc hoàn toàn trong năm 2001 bởi trƣờng hợp Temelin. FPO đã tổ chức trƣng cầu dân ý vào tháng 1/2002, có chữ ký của ít hơn một triệu ngƣời dân (= 15,5% cử tri). Chính phủ liên minh của Áo gần nhƣ tan rã. Chính quyền tỉnh của Thƣợng Áo đã khởi kiện chống lại CEZ tại một tòa án của Áo.

Thủ tƣớng Áo Werner Faymann hy vọng bản kiến nghị chống hạt nhân tiến triển bắt đầu ở ít nhất 6 quốc gia trong Liên minh châu Âu vào năm 2012 với mục tiêu có một EU từ bỏ điện nguyên tử. Theo Hiệp ƣớc Lisbon của EU, kiến nghị thu hút ít nhất một triệu chữ ký có thể xin đề nghị lập pháp của Ủy ban châu Âu [29]. Điều này sẽ mở đƣờng cho các nhà hoạt động chống hạt nhân để tăng cƣờng hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật một số quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 62 - 68)