hàng thƣơng mại
Để tiện cho việc quản lý tín dụng và thu hồi vốn trong từng trường hợp các chuyên gia đã đưa ra các tiêu chí khác nhau để phân loại NQH.
Căn cứ vào tài sản đảm bảo chia thành:
+ NQH có tài sản đảm bảo: là khoản nợ mà khi đi vay người vay nợ
phải thế chấp tài sản đảm bảo cho NH, theo pháp luật NH có quyền phát mãi tài sản để thu nợ. NQH này tuy chưa thu được nhưng NH vẫn có khả năng để thu hồi nợ.
+ NQH khơng có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay NH không yêu cầu người vay thế chấp tài sản, khoản nợ này con nợ là DN vay vốn vẫn tồn tại, vẫn hoạt động kinh doanh nếu tình hình tài chính của DN tốt thì vẫn có khả năng thu hồi nợ.
+ NQH khó địi: Loại nợ này xảy ra tồn đọng ở một số DN vay vốn có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính yếu kém, biểu hiện là sản xuất kinh doanh thua lỗ, nợ phải trả tăng, DN gần như mất hẳn khả năng thanh toán nợ. Thời hạn nợ tồn đọng lâu, có thể kéo dài trên một năm, hai, ba năm thậm chí lâu hơn, bởi vậy các vụ việc này rất khó giải quyết.
Căn cứ theo thời hạn của khoản vay chia:
+ NQH của khoản vay ngắn hạn: là NQH của khoản vay có thời hạn
cho vay đến 12 tháng
+ NQH của các khoản vay trung hạn: là NQH của khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
+ NQH của các khoản vay dài hạn: là NQH của các khoản vay trên 5 năm tính từ ngày giải ngân.
Căn cứ vào thành phần kinh tế phân thành:
+ NQH của DN nhà nước;
+ NQH của DN tư nhân; NQH của công ty cổ phần; công ty TNHH; + NQH của các hộ sản xuất cá thể
Căn cứ vào khả năng thu hồi phân thành:
+ NQH có khả năng thu hồi 100%. + NQH có khả năng thu hồi một phần + NQH khơng có khả năng thu hồi.
Căn cứ theo đồng tiền phân thành:
+ NQH bằng đồng Việt Nam. + NQH bằng ngoại tệ.
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh phân thành:
+ NQH do nguyên nhân khách quan.
Một khoản vay khơng có khả năng trả nợ vào thời hạn đáo hạn nợ thì khách hàng có thể xin gia hạn nợ. Tùy từng điều kiện của từng khách hàng mà NH có chấp nhận hay khơng. Nếu như hết thời gian gia hạn nợ mà khách hàng vẫn khơng có khả năng thanh tốn thì NHTM sẽ chuyển tồn bộ khoản vay sang NQH và khách hàng lúc này phải chịu lãi suất NQH.
Như vậy, chúng ta thấy phân loại nợ đã phản ánh một nhu cầu cấp bách đó là sự phân biệt về tính chất của NQH, nợ xấu so với các loại nợ khác như nợ tồn đọng, nợ khó địi và cần phải có kế hoạch quản lý nợ, kiểm sốt rủi ro cao hơn đối với các TCTD.