Căn cứ xác định nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 40 - 44)

ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1. Căn cứ xác định nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hàng thƣơng mại ở Việt Nam

Để xác định một khoản tiền mà TCTD cho khách hàng vay đã quá hạn hay chưa thì căn cứ vào các văn bản pháp luật do nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ban ngành ban hành. Cụ thể, tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của các TCTD và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN đã quy định về phân loại nợ thành 5 nhóm theo phương pháp định lượng như sau:

Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn).

Nhóm 2 (nợ chú ý): nhóm có NQH dưới 90 ngày, các khoản nợ đã

được cơ cấu lại.

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): nhóm NQH từ 90 ngày đến 180 ngày

hoặc khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng NQH vẫn dưới 90 ngày.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): các khoản NQH từ trên 180 ngày đến 360 ngày hoặc các khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng vẫn quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Nhóm 5: nhóm có khả năng mất vốn.

Mục tiêu của việc phân chia này để áp dụng các biện pháp cần thiết trích lập dự phịng (nợ nhóm 1: 0%; nợ nhóm 2: 5%; nợ nhóm 3: 20%; nợ nhóm 4: 50%; nợ nhóm 5: 100%). Nếu xét ở góc độ an tồn tín dụng đơn thuần thì đây là biện pháp phịng ngừa và sẵn sàng xử lý rủi ro tốt. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ các TCTD, thì cần cân nhắc quy định cho phù hợp. Nếu sử

dụng phương pháp xếp hạng khách hàng cứng nhắc sẽ dẫn đến tình trạng nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của các TCTD sẽ có thể ở mức rất cao, làm tăng tỷ lệ NQH của toàn hệ thống.

Như vậy việc phân loại NQH căn cứ vào thời gian quá hạn chưa phản ánh đúng tình hình NQH của NHTM bởi trên thực tế có những khoản nợ tuy chưa đến thời hạn thanh tốn nhưng khoản nợ đó có nguy cơ bị mất do khách hàng vay gặp rủi ro thì theo cách phân loại trên sẽ bị bỏ sót.

Theo phương pháp định tính tại Điều 7 Quyết định số 493 thì việc phân loại nợ được quy định như sau:

Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.”[10, tr6].

Việc phân loại nợ theo phương pháp định tính như trên đã tiến dần đến cách phân loại nợ của thế giới, đánh giá được đúng thực trạng NQH, nợ xấu ở khối các NHTM.

Quyết định trên đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối với các TCTD và việc thi hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN sẽ đánh giá đúng bản chất và chất lượng tín dụng ở các TCTD. Việc thi hành quyết định này đòi hỏi các NH phải có nhiều thay đổi ví dụ như u cầu đủ vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác để trích lập dự phịng rủi ro cũng như thay đổi

liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, hệ thống thông tin, dữ liệu để quản lý NQH. Mặt khác, các quy định mới cũng đặt ra yêu cầu đối với NHNN trong việc phát triển cơ cấu tổ chức và nhân sự để đáp ứng yêu cầu thực tế. NHNN sẽ có thơng tin chính xác hơn về các khoản NQH, nợ xấu, chất lượng hoạt động tín dụng của từng TCTD và tồn hệ thống TCTD, đồng tời NHNN có thể chủ động và có tầm nhìn bao qt hơn trong đánh giá khả năng quản lý, kiểm soát nội bộ và khả năng chịu đựng rủi ro của các chủ thể này. Khơng những thế, NHNN sẽ có khả năng quản lý và thanh tra giám sát các TCTD một cách hiệu quả hơn. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của các TCTD trong hoạt động NH cịn là cơng cụ hỗ trợ thực hiện đánh giá TCTD. Sau một thời gian ban hành quy định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của các TCTD, vừa qua NHNN đã sửa đổi, bổ sung một số điều trong văn bản pháp luật này bằng Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN cụ thể, rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực tế của các TCTD là các tiêu chí mà NHNN hướng đến khi soạn thảo ban hành. Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN đã quản lý rủi ro chặt chẽ hơn đối với các cam kết ngoại bảng.

Theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh tốn và cam kết cho vay khơng hủy ngang vơ điều kiện và có thời điểm thực

hiện cụ thể (gọi chung là cam kết ngoại bảng) phải được TCTD đánh giá, phân loại theo 5 nhóm thay vì phân vào 1 nhóm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Điều này có nghĩa là các cam kết ngoại bảng có rủi ro tín dụng tương đương với các khoản nợ nội bảng được phân loại chặt chẽ hơn, và cũng phản ánh chính xác hơn rủi ro tín dụng của các TCTD.

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN đã cụ thể, làm rõ hơn một số quy định của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH. Nhưng với đặc thù là các quy định mang tính ngun tắc nên địi hỏi khi triển khai thực hiện, TCTD cần căn cứ tình hình cụ thể thực tế và các quy định liên quan để đưa ra các hướng dẫn nội bộ chi tiết, phù hợp với đặc thù nội bộ của cơ quan mình, đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng được tốt.

Tại cuộc toạ đàm về thực hiện các quy định an toàn và quản lý rủi ro tại các TCTD Việt Nam do NH Nhà nước (NHNN) và Công ty Kiểm toán Ernst & Young phối hợp tổ chức vào cuối năm 2009, các chuyên gia khuyến cáo, cần phải có lộ trình để các TCTD triển khai thống nhất cách phân loại nợ theo phương pháp định tính, theo Điều 7 Quyết định số 493 thay vì định lượng như hiện nay. Ông Võ Tấn Hồng Văn, Phó tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam cho rằng, việc các TCTD chủ yếu phân loại nợ theo tiêu chí định lượng (theo kỳ hạn trả nợ đã được gia hạn nợ, hoặc cơ cấu lại nợ) khiến tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh chất lượng tín dụng thực tế. [39]. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các TCTD chưa xác định được chính xác (ở mức độ cho phép) mức độ rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng.

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được Thống đốc NHNN chấp thuận cho thực hiện chính sách trích dự phịng rủi ro theo quy định tại Điều 7, Quyết định số 493 từ quý IV/2006 (bằng phương pháp chấm điểm

các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng). Nhờ đó, hiện các tiêu chí phân loại nợ của BIDV đã tiệp cận chuẩn mực thông lệ quốc tế; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, phản ánh khá

chính xác chất lượng tín dụng theo thơng lệ quốc tế, để từ đó đưa ra được

các biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu phát sinh. Cách làm và những kết quả của BIDV được NHNN, Ernst & Young, tổ chức định hạng toàn cầu Moody’s và NH Thế giới đánh giá cao.

Tuy nhiên, không phải TCTD nào cũng “dám” làm như vậy nếu nhìn vào các con số: phân loại nợ theo Điều 6, Quyết định 493, tỷ lệ nợ xấu của BIDV (năm 2005) là 12,47%, trong khi đó theo chuẩn mực quốc tế do kiểm toán Quốc tế thực hiện (triển khai phân loại theo Điều 7) thì kết quả này lên đến 31%. Cuối năm 2007, tỷ lệ nợ xấu của BIDV (áp dụng theo điều 7) là 3,9%, nhưng nếu phân loại theo quy định tại Điều 6 sẽ chỉ còn khoảng 1,57%. [39].

Vấn đề đánh giá các khoản vay, chất lượng tài sản sẽ trở thành nhiệm vụ thường xuyên của thanh tra NHNN. Để làm được điều đó, NHNN sẽ phải xây dựng cơ chế kiểm tra và giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá đó và việc cho vay có đảm bảo, sẽ trở thành sự ưu tiên mà các NH hướng tới, để hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất cho các NH và cho cả nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)