Sự ảnh hƣởng của nợ quá hạn đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 28 - 30)

Ngân hàng thƣơng mại.

Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh NQH là điều không tránh khỏi bởi có những rủi ro nằm ngồi sự kiểm sốt của con người. Theo quan điểm của P.Volcker cựu Chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu NH khơng có những khoản NQH thì khơng phải là hoạt động kinh doanh”. Tuy nhiên nếu NQH phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến tài sản NH, người gửi tiền, NHTM và cả nền kinh tế.

Ảnh hưởng của NQH đối với tài sản NH: NQH phát sinh sẽ đồng nghĩa

với việc một phần vốn kinh doanh của NH bị tồn đọng trong các khoản nợ. Chính điều đó khiến cho các NH mất đi cơ hội làm ăn khác có thể đem lại lợi nhuận cho NH đồng thời làm giảm vòng quay vốn, giảm doanh số cho vay và hiệu quả sử dụng vốn.

NQH khiến cho doanh thu của NH giảm sút, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng. Thu nhập của NH chủ yếu phát sinh từ hoạt động cho vay và nguồn vốn của NH cũng chủ yếu từ nguồn huy động trả chi phí huy động vốn. Do vậy khoản vay không thu được dẫn đến một bộ phận tài sản của NH bị đóng băng làm giảm thu nhập mà vẫn phải trả chi phí huy động vốn. Kết quả là làm cho lợi nhuận của NH giảm.

NQH khiến giảm khả năng thanh toán, làm thay đổi kế hoạch cũng như nguồn thanh toán của các khoản tiền đến hạn. Hơn nữa tỷ lệ NQH / Tổng dư nợ cao sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của NH. Nếu nắm bắt được dấu hiệu này thì khách hàng sẽ ồ ạt rút tiền. Việc này khơng chỉ khiến cho NH gặp khó khăn trong việc huy động vốn mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Khơng những thế NQH còn làm giảm uy tín của NH. Do hoạt động kinh doanh của NH chủ yếu bằng tiền của người khác nên khi tỷ lệ NQH của NH cao tức là chất lượng tín dụng của NH càng thấp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NH và làm cho khách hàng khơng cịn tin tưởng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH dẫn đến làm giảm đáng kể các quan hệ giao dịch của NH.

NQH sẽ gây nguy cơ phá sản, đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của NQH đối với hoạt động NH. Nếu NQH ở mức cao không sớm được hạn chế sẽ dẫn đến hàng loạt các ảnh hưởng xấu như trên và cuối cùng là sự phá sản của NH.

Ảnh hưởng của NQH đối với khách hàng: Đối với khách hàng gửi tiền,

NQH sẽ khiến giảm tốc độ chu chuyển vốn. Trong nền kinh tế hiện đại, hầu hết các hoạt động thanh toán giao dịch của khách hàng, đều được thực hiện thông qua NH và hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng chủ yếu dựa vào vốn vay NH. Do vậy tình trạng NQH dây dưa khó địi của khách hàng, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ của khách hàng với NH, làm giảm tốc độ trung chuyển vốn của khách hàng. Khơng những thế NQH cịn khiến người gửi tiền lo lắng cho sự an toàn của khoản tiền và ồ ạt rút tiền cả gốc và lãi đẩy NH đứng trước khó khăn về thanh khoản.

Ảnh hưởng của NQH đối với hệ thống NH: Hoạt động của hệ thống NHTM rất nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro bởi chỉ cần một sự tổn thương nhỏ cũng gây lên sự xáo trộn lớn đối với nền kinh tế. NQH có thể gây nguy cơ sụp đổ của cả hệ thống NH theo phản ứng dây chuyền, gây mất ổn định xã hội

vì NQH có thể gây khủng hoảng tài chính, lãi suất tăng dẫn đến nợ xấu tăng. Khi người gửi tiền nhận ra dấu hiệu không lành mạnh của các định chế tài chính này thì một hiệu ứng nguy hiểm mang tính dây chuyền sẽ xảy ra, người gửi tiền đồng loạt rút tiền khỏi hệ thống NH, làm cho NH không kịp xoay sở và bị sụp đổ là điều đương nhiên. Khi NH mất khả năng thanh tốn thì nền kinh tế và sự ổn định xã hội cũng đi xuống.

Ảnh hưởng của NQH đối với nền kinh tế: NQH làm chậm quá trình tuần hồn và chu chuyển vốn của các TCTD, làm chậm vòng quay của vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận. NQH cao sẽ gây ra tình trạng khan hiếm giả tạo về vốn cho nền kinh tế. Một khối lượng lớn vốn bị tồn đọng trong các khoản NQH sẽ làm giảm lượng tiền lưu thông, tạo sức ép cho việc tăng cung tiền mà kết quả là lạm phát. Nguy hiểm hơn nữa là, nếu hệ thống NH gặp phải tình trạng khủng hoảng sẽ kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. Bởi NHTM là kênh chủ yếu thực hiện huy động vốn và cho vay phát triển kinh tế. Hoạt động NH mang tính xã hội rất cao, đó là ảnh hưởng mang tính dây truyền. Nếu tỉ lệ NQH quá cao mà khơng có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây thua lỗ cho NH, do chi phí tăng cao mà thu nhập lại khơng hề tăng lên. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh thì các hoạt động như: huy động vốn, cho vay, đầu tư bị thu hẹp ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)