Xác định thiệt hại về tính mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 67)

Xác định thiệt hại về tính mạng do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng: Các khoản mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, thuê xe tang và các khoản chi phí khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung;

- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

Thực tế hiện nay cho thấy, việc xác định những thiệt hại xảy ra do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra còn gặp nhiều khó khăn. Để xác định đúng và đủ thiệt hại là một điều không đơn giản với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi cơ quan giám định đưa ra một kết quả khác nhau. Trường hợp, cơ quan Tòa án đưa ra con số thiệt hại nhưng bên bị thiệt hại không đồng ý vì cho rằng thiệt hại mà họ phải gánh chịu cao hơn nhiều, còn bên chịu trách nhiệm BTTH cũng phản đối và khẳng định sự việc xảy ra nằm ngoài ý muốn, thiệt hại xảy ra có thể khắc phục được nên đề nghị giảm mức bồi thường xuống. Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn xác định mức BTTH còn chưa đầy đủ, việc áp dụng gặp nhiều vướng mắc. Đây cũng là một trong những lý do khiến các vụ án bị tồn đọng và ngâm quá lâu. Thời gian tới cần có sự điều chỉnh cụ thể của

pháp luật về cách xác định, phương thức xác định thiệt hại để mức bồi thường cân xứng với thiệt hại đã xảy ra.

2.5. Các quy định pháp luật hiện hành về những trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra

2.5.1. Thiê ̣t hại xảy ra do lỗi của người bi ̣ thiê ̣t hại

Điều 584 BLDS năm 2015 quy định, trường hợp thiệt hại xảy ra mà hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm BTTH.

Thiệt hại xảy ra có thể do lỗi cố ý hoặc vô ý của người bị thiệt hại. Ví dụ: nhà cửa, công trình xây dựng đang xuống cấp, lún, nứt, nghiêng,…chủ sở hữu đã dán biển báo nguy hiểm và chắn hàng rào vây quanh làm dấu hiệu nhận biết, nhắc nhở mọi người đây là khu vực nguy hiểm, hạn chế đi lại, ra vào nhưng người bị thiệt hại vẫn đi vào khu vực đó vì cho rằng không nguy hiểm. Hoặc ngôi nhà đang có hiện tượng nghiêng, sụt lún,…và chủ sở hữu hay người được giao quản lý, sử dụng đã áp dụng mọi biện pháp có thể để phòng ngừa hậu quả. Cũng như đã thông báo và thuyết phục chủ sở hữu ngôi nhà liền kề đừng sửa chữa hay làm mới ngôi nhà vào thời điểm này. Nhưng chủ sở hữu ngôi nhà liền kề không lắng nghe mà vẫn tiến hành xây dựng, tu bổ ngôi nhà của mình. Do có chấn động mạnh, sức chịu lực của cả hai ngôi nhà đều không chắc chắn dẫn đến sụp đổ, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải chứng minh được rằng mình không có lỗi gì đối với thiệt hại xảy ra. Hơn nữa, họ đã làm những việc có thể để phòng ngừa, cảnh báo cho mọi người đề phòng, cẩn thận nhưng do sự vô ý hoặc cố tình mà người bị thiệt hại hành động hoặc không hành động dẫn đến hậu quả là thiệt hại xảy ra. Ở đây, chúng ta cũng xem xét mức độ lỗi đối với các chủ thể này ở hai khía cạnh.

Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Và chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra thì đương nhiên chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng, trông coi nhà cửa không phải BTTH.

Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng và người bị thiệt hại đều có lỗi để thiệt hại xảy ra thì cả hai bên chủ thể đều phải chịu trách nhiệm BTTH. Trường hợp này được gọi là trách nhiệm hỗn hợp. Theo đó, mỗi bên phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nghĩa là, trong trường hợp này, việc loại trừ trách nhiệm bồi thường không được áp dụng đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng.

2.5.2. Thiê ̣t hại xảy ra do sự kiê ̣n bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp “Force

majeure” với nghĩa là “sức mạnh tối cao” hay “sức người không thể kháng cự nổi”. Đây cũng là một thuật ngữ pháp lý được quy định trong pháp luật dân sự.

Khoản 1, Điều 156 BLDS năm 2015 đưa ra khái niệm: “Sự kiện bất khả kháng là sự

kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” [30].

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như: hỏa hoạn, lũ lụt, bão, động đất,…cũng có thể là do chiến tranh, đình công hay sự thay đổi các chính sách của Nhà nước,…Ở các quốc gia khác nhau, những hiện tượng thiên tai hay hiện tượng xã hội trên được thừa nhận khác nhau.

Thông thường, khi thiệt hại xảy ra trên thực tế thì người có lỗi phải chịu trách nhiệm BTTH nếu thỏa mãn các điều kiện tác giả vừa trình bày ở phần trên. Tuy nhiên,

cũng có những trường hợp ngoại lệ là khi có thiệt hại thực tế xảy ra nhưng không phát sinh trách nhiệm BTTH. Đó chính là trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng. Quy định này cho rằng khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì người gây thiệt hại được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm BTTH. Nên việc xác định một sự kiện nào đó có phải là sự kiện bất khả kháng hay không rất quan trọng.

Khoản 2, Điều 584 BLDS năm 2015 quy định: “Người gây thiệt hại không phải

chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” [30]. Nhận thấy, quy định về sự kiện bất khả kháng trong

pháp luật Việt Nam hiện vẫn còn rất đơn sơ, chung chung.

Loại trừ trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra do sự kiện bất khả kháng được áp dụng khi có những dấu hiệu sau:

- Sự kiện đó xảy ra một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

- Trong trường hợp này, chủ thể không lường trước được sự kiện đó xảy ra và hậu quả của nó như thế nào. Họ không kiểm soát được sự kiện đó xảy ra và xảy ra ở mức độ nào.

- Bên cạnh đó, khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, con người không tránh được và không ngăn chặn được. Mặc dù con người đã áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm chống đỡ, ngăn chặn và khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng xảy ra nhưng thiệt hại vẫn xảy ra trên thực tế, nằm ngoài khả năng cho phép của con người.

Đây là ba dấu hiệu cần và đủ để nhận biết đó có phải là sự kiện bất khả kháng hay không. Tuy nhiên, những đặc điểm này phải được đặt trong mối liên hệ về không gian và thời gian nhất định để nhìn nhận một cách chính xác. Các hiện tượng thiên tai là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất khả kháng nhưng không phải

mọi hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, sóng thần,…xảy ra thì sẽ xem là sự kiện bất khả kháng để loại trừ trách nhiệm BTTH.

Nếu con người đã thực hiện các biện pháp cần thiết trong khả năng có thể nhằm hạn chế, khắc phục những hậu quả xảy ra do hiện tượng thiên tai. Nhưng việc không thể tiên liệu được, không thể kiểm soát hay không thể khắc phục được hậu quả do sự kiện bất khả kháng xảy ra không chỉ áp dụng với chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, trông coi tài sản mà còn đối với người khác. Do vậy, các thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra vẫn có thể phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.

Các hiện tượng xã hội như việc gây ra thiệt hại do thực hiện một quyết định, một chính sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như phá dỡ, giải tỏa các công trình xây dựng trái phép, các công trình lấn chiếm lòng, lề đường,...Trong trường hợp này, việc gây thiệt hại được xem là do sự kiện bất khả kháng.

2.6. Giải quyết tranh chấp bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều các vụ kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra. Các tranh chấp thường mang tính chất gay gắt, bức xúc kéo dài nhiều năm mà không giải quyết được. Khi tranh chấp phát sinh, các bên đều cho mình đúng và bảo vệ quan điểm của mình. Mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt. Chính quyền địa phương bắt đầu vào cuộc với mục đích hòa giải, giúp hai bên tìm được tiếng nói chung để giải quyết mâu thuẫn một cách thấu tình, đạt lý, vừa công bằng vừa không gây mất đoàn kết, ảnh hưởng tới tình cảm hàng xóm láng giềng với nhau. Tuy nhiên, việc hòa giải không thành. Chủ nhà bị thiệt hại nộp đơn khởi kiện vụ việc ra Tòa án yêu cầu giải quyết. Chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra và ra quyết định buộc gia đình đang xây dựng nhà cửa, công trình

xây dựng phải đình chỉ việc thi công và giữ nguyên hiện trạng nhà ở, công trình để chờ phán quyết của Tòa án.

Có những vụ việc được Tòa án thụ lý và kéo dài cho đến nay. Mâu thuẫn không thể hòa giải, sự việc không thể xử lý, hậu quả không thể khắc phục. Sự việc bị "ngâm" quá lâu khiến cả nguyên đơn và bị đơn đều lâm vào thế bị động [14]. Chủ nhà không dám sửa chữa và tiếp tục xây dựng do vẫn phải giữ nguyên hiện trạng các vết lún nứt, nghiêng tường,…để chờ các cơ quan có thẩm quyền tìm hiểu và giải quyết.

Khảo sát cho thấy, nhà ở, công trình xây dựng tại các tuyến đường, khu vực dân cư tại thủ đô mọc lên với tốc độ nhanh chóng và mật độ dày đặc. Một năm có bao nhiêu nhà ở được xây dựng, bao nhiêu công trình, dự án đô thị được cấp phép. Không những thế, các công trình đó lại mọc cạnh nhau, san sát nhau. Đặc biệt là ở các thành phố, các khu đô thị lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,…Đó chính là lý do khiến việc thi công các công trình xây dựng bị ảnh hưởng và dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực khác.

Cũng theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, để hạn chế tình trạng xảy ra tranh chấp và tranh chấp kéo dài thì trước khi xây dựng nhà cửa, công trình, chủ nhà cửa, công trình nên có sự xác nhận với chủ nhà cửa, công trình xây dựng liền kề bằng hình thức khảo sát và ghi nhận tình trạng nhà ở, công trình xây dựng. Thỏa thuận, lập và ký vào biên bản chất lượng ngôi nhà trước sự chứng kiến của cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương, thậm chí có thể ghi lại bằng hình ảnh. Đó là những cơ sở để sau này làm căn cứ giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Đối với đơn vị thi công, chủ đầu tư nhà ở, công trình xây dựng cần thực hiện việc khảo sát trực tiếp hoặc giám định chất lượng về đất nền, móng, tính chịu lực…của các nhà liền kề. Nếu xác định chất lượng đảm bảo mới cho phép thi công. Còn nhà ở, công trình không đảm bảo chất lượng, trường hợp có hiện tượng xuống cấp thì đơn vị thi công, chủ đầu tư cần đề xuất những giải pháp kèm theo nhằm hạn chế sự cố xây dựng và thiệt hại.

Dưới đây là một số tình huống, vụ án cụ thể xảy ra trên thực tế. Chúng ta cùng tìm hiểu, phân tích để làm rõ những tồn đọng, bất cập của pháp luật về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra cũng như những khó khăn trong quá trình Tòa án thụ lý và giải quyết những vụ việc thực tế.

Tình huống 1: Vụ sập nhà tại số 43, phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội [40].

Bà Nguyễn Thị Vân (82 tuổi) và con trai là Trương Quốc Hùng (43 tuổi) thuê căn nhà số 41, phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội với mục đích để ở. Ngôi nhà này có tuổi đời hàng chục năm nên đã xuống cấp trầm trọng. Bà Vân làm hồ sơ xin cơ quan có thẩm quyền cho phép được sửa nhà, khôi phục lại hiện trạng. Ngày 02/8/2016, UBND quận Ba Đình ban hành Văn bản số 1123 về việc chấp thuận cho Bà Vân khôi phục lại nhà với điều kiện:

“Trước khi tiến hành khôi phục lại nhà cũ phải lập hồ sơ khảo sát hiện trạng các công trình liền kề trước; Chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại nếu gây hư hỏng các công trình liền kề, công trình ngầm trên mặt đất và trên không, cây xanh công cộng nếu nguyên nhân do công trình gây ra.Phải gửi văn bản thông báo khởi công, văn bản cho phép khôi phục lại nhà cũ kèm theo hồ sơ thiết kế được Phòng quản lý đô thị xác nhận cho UBND phường Trúc Bạch và Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình để theo dõi và quản lý theo quy định” [40].

Công văn số 1123 nêu thêm rằng: Trong trường hợp Bà Vân không thực hiện đúng các nội dung của Công văn số 1123 thì Công văn ấy không có giá trị và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với công trình không phép.

Ngay sau khi Công văn số 1123 được ban hành, chủ công trình căn nhà số 41 phố Cửa Bắc đã bỏ qua các yêu cầu, điều kiện nêu rõ tại Công văn và tiến hành ngay việc sửa chữa, khôi phục căn nhà. Ngày 04/8/2016, Bà Vân thuê người sử dụng máy xúc đào móng nhà và vận chuyển rác thải. Trong quá trình đào móng, đường ống nước bị vỡ, làm nước chảy tràn ra xung quanh làm cho Căn nhà số 43, phố Cửa Bắc có hiện

tượng rung lắc và đổ sập. Hậu quả là 02 người chết, 04 người bị thương và làm nứt tường 04 nhà xung quanh. Sự việc xảy ra làm cho nhiều hộ gia đình trong khu vực, tổ dân phố hoang mang, lo lắng. Có nhiều câu hỏi và nghi vấn xung quanh vụ việc trên. Nguyên nhân nào dẫn đến căn nhà số 43 phố Cửa Bắc xảy ra sự cố? Nguyên nhân nào làm cho Bà Vân cùng con trai tự ý thực hiện việc sửa chữa, khôi phục lại căn nhà và bỏ qua những yêu cầu của UBND phường Trúc Bạch. Lỗi thuộc về ai và ai là chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH?

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân dân, ông Trần Đức Dũng - Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình cho biết: “Bà Vân không phải là chủ nhà, tức không phải

là chủ sở hữu căn nhà số 41 phố Cửa Bắc; Bà Vân chỉ là người thuê nhà để ở; Hơn nữa, ngôi nhà này đang trong thời gian chờ cơ quan chức năng phân định quyền sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)