Xác định thiệt hại về tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 64 - 65)

Trong trong giai đoạn thi công, xây dựng hoặc trong quá trình sử dụng, khai thác tính năng, công dụng mà nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại cho những ngôi nhà xung quanh, các công trình xây dựng liền kề thì thiệt hại đầu tiên phải kể đến là tài sản. Cách xác định bồi thường thiệt hại về tài sản, bao gồm:

- Tài sản bị mất, bị hủy hoại: Cần xác định giá trị thực tế của tài sản để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản. Giá trị của tài sản không thống nhất ở thời điểm gây thiệt hại và thời điểm bồi thường. Do đó, khi xác định giá trị của tài sản lưu ý xác định giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm tòa án xét xử sơ thẩm để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

- Tài sản bị hư hỏng: tự thân nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại, làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng liền kề như đổ sập, sụt lún, nghiêng, nứt nẻ, thấm dột,…Điều này làm cho tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng, mất đi tình trạng nguyên vẹn như trước. Chủ nhà ở, công trình xây dựng liền kề phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để sửa chữa, tu bổ lại tài sản nhằm khắc phục sự cố và đưa nó về trạng thái ban đầu. Do đó, chi phí để sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của nhà

cửa, công trình xây dựng được xác định là thiệt hại và người để thiệt hại xảy ra phải chịu trách nhiệm bồi thường.

- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: Nếu nhà cửa, công trình xây dựng của những hộ dân liền kề bị hủy hoại, hư hỏng là những hậu quả trực tiếp thì lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là thiệt hại gián tiếp. Tài sản nói chung, nhà cửa, công trình xây dựng khác nói riêng luôn chứa đựng những lợi ích và giá trị to lớn. Thông qua hành vi khai thác, sử dụng tính năng của con người mà xác định lợi ích của tài sản đó mang lại nhiều hay ít. Đó có thể là những lợi ích vật chất mà người bị thiệt hại không thu được từ tài sản kể từ lúc nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại như: nhà bên cạnh kinh doamh buôn bán các mặt hàng gia dụng nhưng bị thấm dột hoặc đổ sập, làm hư hỏng máy móc, thiết bị, hàng hóa hay làm công trình xây dựng liền kề bị nghiêng, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại xảy ra: Nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại nên người bị thiệt hại phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hay chi ra một khoản tiền nhằm khắc phục thiệt hại trong thời gian nhanh nhất có thể, sớm ổn định cuộc sống và đưa tài sản trở về trạng thái ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)