Một số biện pháp hoàn thiện kế toán bán hàngvà xác định kết quả bán hàng

Một phần của tài liệu thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong công ty cổ phần hữu bằng (Trang 76 - 83)

hàng trong doanh nghiệp.

Qua quá trình hoạt động tại Công ty Cổ phần Hữu Bằng, trên cơ sở tìm hiểu và nắm bắt tình hình thực tế cùng với những vấn đề lý luận đó được học, em nhận thấy trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của công ty còn có những hạn chế mà nếu được khắc phục thì phần hành kế toán này của Công ty sẽ được hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện kế toán tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty emi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau:

- Lập dự phòng phải thu khó đòi

Công ty cổ phần Hữu Bằng là đơn vị thương mại vừa nhưng cũng có lượng khách hàng tương đối rộng rói trên toàn quốc. Khách hàng là các đại lý và có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng và không có khả năng thanh toán. Điều này đó ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình lưu động vốn cũng như mở rộng quy mô và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

Vì vậy, Công ty nên tính toán và xác định các khách hàng có khả năng thanh toán thấp một cách chính xác hơn. Từ đó đưa ra các biện pháp cũng như chính sách hợp lý đối với những khách hàng này. Đồng thời, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phự hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ (chi phí quản lý doanh nghiệp), tránh tình trạng đẩy chi phí cuối năm tăng quá cao do xử lý các khoản nợ khó đòi.

Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở nợ thực và tỷ lệ có khả năng khó đòi tính ra dự phòng nợ khó đòi.

Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, các bản thanh lý hợp đồng, các giấy cam kết nợ để có căn cứ lập các bảng kê nợ phải thu khó đòi.

Sau khi xoá các khoản nợ khó đòi khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK 004 – “Nợ khó đòi đã xử lý”.

Cách lập được tiến hành như sau: Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toỏn lập dự phòng:

Nợ TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK 139 – “Dự phũng phải thu khó đòi”

- Hoàn thiện các khoản chiết khấu thương mại

Các khoản chiết khấu thương mại được kế toán theo dõi trên TK 521 – “Chiết khấu thương mại”. Tuy nhiên kế toán đó sử dụng TKĐƯ là TK 335 cùng theo dõi. Kế toán cho rằng TK 335 chỉ là TK trung gian để tạm thời theo dõi. Bởi các khoản chiết khấu không trực tiếp trên hoá đơn bán hàng và theo quy định của công ty các khoản này được tính dựa trên doanh số mà đại lý bán được trong tháng hoặc quý. Do đó, cuối tháng (quý) công ty mới tính được khoản chiết khấu sau đó đưa vào TK 521 – “Chiết khấu thương mại”. TK 335 chỉ được sử dụng để cùng theo dõi khoản chiết khấu phát sinh ngay trong tháng (quý), và căn cứ vào hoá đơn phát sinh trong tháng tiếp theo để khấu trừ dần khoản chiết khấu này.

Theo em, Công ty hạch toán như vậy là không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. TK 335 chỉ phản ánh các khoản trích trước về tiền lương, chi phí lãi vay, chi phí sữa chữa lớn và chi phí trong thời gian ngừng sản xuất. Công ty cần phải xem xét lại và thực hiện đúng chế độ Nhà nước quy định. Điều này cũng giúp công ty tránh được nhầm lẫn, sai phạm khi phản ánh doanh thu.

.- Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng hàng bán, tính chính xác kết quả kinh doanh của từng mặt hàng

Một trong những vấn đề quan trọng nhất để tổ chức kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là việc lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý, khoa học. Bởi vì mỗi nhóm hàng có tính chất thương phẩm khác nhau, dung lượng chi phí quản lý doanh nghiệp có tính chất khác nhau, công dụng đối với từng nhóm hàng cũng khác nhau, nên không thế sử dụng chung một tiêu thức phân bổ mà phải tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản mục chi phí để lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp.

Đối với các khoản chi phí bán hang (chi phí quản lý doanh nghiệp) có thể phân bổ theo doanh số bán hàng. Chi phí QLDN (CPBH) phân bổ cho nhóm hàng thứ i = Chi phí QLDN (CPBH) cần phân Tổng doanh số bán hàng

Khi phân bổ được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng nhóm hàng, lô hàng bán hàng, ta sẽ xác định được kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, lô hàng.

KẾT LUẬN

Bán hàng hoá có một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nghành kinh doanh thương mại. Bán hàng hoá quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng là một phương thức quản lý trong doanh nghiệp. Tuy nhiên đây cũng là một công việc phức tạp và lâu dài.

Trong thời gian nghiên cứu và thực tế tại Công ty Cổ phần Hữu Bằng em đã đi sâu vào tìm hiểu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty, em thấy Công ty đã phát huy được nhiều mặt mạnh, song bên cạnh đó cũng có một số vấn đề tồn tại. Để khắc phục phần nào một số vấn đề tồn tại đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích nhằm hoàn thiện thêm phần thực hành kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

Do vốn kiến thức còn hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn còn bỡ ngỡ, nên bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các cán bộ trong Công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn của cô giáo Đồng Thị Huyền cùng các cán bộ trong phòng kế toán của Công ty đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Công ty Cổ phần Hữu Bằng” .

Em xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày … tháng.. năm 2014. Sinh viên

Bùi Thị Hà- Lớp KTDN 11A

Danh mục tài kiệu tham khảo

1. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – PGS.TS Phạn Thị Gái, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2004

2. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp- GS.TS Phạm Ngọc Kiểm, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2003

3. Giáo trình Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – GS.TS Nguyễn Văn Công, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2006

4. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Hữu Bằng giai đoạn 2011- 2013

MỤC LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP...3

1.1 Tổng quan về bán hàng trong doanh nghiệp...3

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp...3

1.1.2 Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp...4

1.1.3 Các phương thức thanh toán...7

1.1.4 Thời điểm ghi nhận doanh thu...7

1.1.5 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán...7

1.2 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp...8

1.2.1 Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp ...8

1.2.2 Tổ chức bán hàng trong doanh nghiệp...9

1.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng...9

1.2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán...13

1.2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu...15

1.2.3 Kế toán xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp...17

1.2.3.1Kế toán chi phí bán hàng...17

1.2.3.2 Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp...18

1.2.2.3 Kế toán xác định kết quả bán hàng...20

1.2.4 Tổ chức sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp...21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỮU BẰNG...24

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Hữu Bằng...24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...24

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh...27

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí...27

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần Hữu Bằng...28

2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán...28

2.2.2 Đặc điểm chính sách và phương pháp kế toán...29

2.2 Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Hữu Bằng...31

2.2.1 Đặc điểm và tổ chức quản lí hoạt động bán hàng...31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3 Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng tại công ty Cổ phần Hữu Bằng...34

2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng...34

2.2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán...43

2.2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu...48

2.2.3 Thực trạng tổ chức kế toán xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Hữu Bằng...49

2.2.3.1 Kế toán chi phí bán hàng...49

2.2.3.2 Chi phí quản lí doanh nghiệp...61

2.2.3.3 Kế toán xác định kết quả bán hàng...67

2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công tu Cổ phần Hữu Bằng...71

2.3.1 Kết quả...71

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỮU

BẰNG...73

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới...73

3.1.1 Những khó khăn và thuận lợi của Công ty trong thời gian tới...73

3.1.2 Kế hoạch phát triển của Công ty trong thời gian tới...73

3.2 Một số biện pháp hoàn thiện kế toán bán hàngvà xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp...74

Một phần của tài liệu thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong công ty cổ phần hữu bằng (Trang 76 - 83)