quan đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010
Công ước về ngăn ngừa những hành vi trái pháp luật liên quan đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010 và Nghị định thư bổ sung Công ước ngăn ngừa hành vi cướp tàu bay trái pháp luật là những điều ước quốc tế về ngăn chặn những hành vi khủng bố trong lĩnh vực hàng không dân dụng được ban hành trong năm 2010. Những điều ước này đã hình sự hoá ở mức xa hơn
những hành vi sử dụng máy bay dân dụng làm vũ khí và hành vi sử dụng những vật liệu nguy hiểm để tấn công tàu bay hoặc những mục tiêu dưới mặt đất. Việc vận chuyển trái pháp luật vũ khí sinh học, hóa học và vũ khí hạt đấtn và những vật liệu liên quan sẽ bị trừng phạt theo quy định của điều ước. Thêm vào đó, kẻ chỉ huy và tổ chức tấn công vào tàu bay và sân bay cũng sẽ phải chịu trừng phạt. Hành vi đe doạ chống lại thiết bị bay dân dụng cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Công ước về ngăn ngừa những hành vi trái pháp luật liên quan đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010 đã:
Hình sự hoá hành vi sử dụng máy bay dân dụng như vũ khí để gây chết, làm bị thương cho con người hay gây thiệt hại;
Hình sự hoá những hành vi sử dụng máy bay dân dụng để phóng đi vũ khí sinh học, hoá học và vũ khí hạt nhân (BCN) hoặc những vật chất tương tự như vậy nhằm gây chết, bị thương hoặc gây thiệt hại, hay những hành động sử dụng các vật này để tấn công máy bay dân dụng;
Hình sự hoá những hành động vận chuyến trái pháp luật vũ khí BCN hay các vật liệu liên quan nhất định;
Một hành động tấn công có điều kiện vào phương tiện bay đủ căn cứ cấu thành phạm tội;
Một sự de doạ gây ra một sự phạm tội nếu sự đe doạ này là có căn cứ. Âm mưu gây ra một sự phạm tội hoặc tương đương như thế mà có thể bị trừng trị bởi pháp luật.
Các Công ước, nghị định thư quốc tế về phòng, chống khủng bố nêu trên đã thể hiện quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc phòng, chống khủng bố trên từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, do đặc thù trong từng lĩnh vực và do chưa có một khái niệm khủng bố được thừa nhận chung trong cộng đồng quốc tế nên quy định về hành vi khủng bố trong các công ước, nghị định thư quốc tế này chưa có được sự thống nhất.
c) Những hành vi được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố
- Những hành vi được điều chỉnh theo các điều ước đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Khủng bố hàng không quốc tế là hành vi cực kỳ nguy hiểm cho xã hội, là một trong những loại hình nghiêm trọng nhất của khủng bố quốc tế. Vì vậy, một trong những lĩnh vực mà cộng đồng quốc tế đã rất quan tâm trong việc điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế là lĩnh vực phòng, chống tội khủng bố hàng không, đảm bảo an ninh hàng không dân dụng quốc tế.
Điều 1 Công ước Tokyo năm 1963 đã quy định về các loại hành vi được điều chỉnh theo quy định của Công ước. Các hành vi này bao gồm:
- Các tội phạm được ghi nhận trong luật hình sự;
- Các hành vi, dù là tội phạm hay không, có thể hoặc thực sự gây nguy hiểm cho an toàn của tàu bay, người hoặc tài sản trên tàu bay hoặc làm mất trật tự và kỷ luật tốt đẹp trên tàu bay.
Công ước cũng đã xác định phạm vi áp dụng đối với hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay tại Điều 11. Theo quy định này, các quốc gia thành viên sẽ áp dụng tất cả các biện pháp thích hợp để khôi phục quyền kiểm soát tàu bay cho người chỉ huy tàu bay hoặc để duy trì quyền kiểm soát của người chỉ huy tàu bay đối với tàu bay đó khi có cá nhân ở trên tàu bay dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực để thực hiện bất hợp pháp hành vi can thiệp, chiếm giữ hoặc kiểm soát bất hợp pháp tàu bay đang bay hoặc khi hành vi như vậy sắp được thực hiện.
Tất cả các hành vi tội phạm và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay sẽ được Công ước Tokyo năm 1963 điều chỉnh nếu thoả mãn điều kiện: địa điểm thực hiện hành vi phải là địa điểm trên tàu bay và thời gian thực hiện hành vi phải diễn ra trong thời gian bay. Các điều kiện về địa điểm và thời gian có mối liên hệ gắn bó và xuất hiện cùng một lúc. Để loại bỏ những mâu
thuẫn, tại khoản 3 Điều 1 của Công ước Tokyo đã thống nhất: Tàu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm nổ máy nhằm mục đích cất cánh tới thời điểm kết thúc lăn bánh sau khi hạ cánh.
Tuy nhiên, Công ước Tokyo đã không thừa nhận hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay là hành vi tội phạm hình sự. Đây là thiếu sót lớn, có tác dụng tiêu cực tới hiệu quả điều chỉnh của Công ước trong thực tiễn hàng không, mà phải đến Công ước La Hay năm 1970 mới khắc phục được.
Điều 1 Công ước La Hay năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay, người ở trên tàu bay đang bay bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó thực hiện các hành vi sau:
- Sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, hoặc bằng bất cứ hình thức đe doạ nào khác để chiếm giữ hoặc kiểm soát tàu bay một cách bất hợp pháp hoặc có ý định thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy.
- Đồng phạm với một người thực hiện hoặc có ý đồ thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy.
Từ quy định của Điều 1, có thể thấy rằng Công ước La Hay năm 1970 không chỉ điều chỉnh hành vi thực hiện và cố gắng thực hiện việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay mà còn điều chỉnh đối với cả hành vi đồng phạm trong việc chiếm giữ bất hợp pháp này.
Cùng với việc sử dụng tiêu chuẩn địa điểm thời gian như quy định tại khoản 1 Điều 3 Công ước Tokyo năm 1963, Công ước La Hay năm 1970 đã bổ sung thêm tiêu chí "ngoại cảnh" để xác định phạm vi áp dụng Công ước. Khoản 3 Điều 3 Công ước này quy định: Công ước này sẽ được áp dụng, nếu nơi cất cánh hoặc nơi hạ cánh thực tế của tàu bay là nơi tội phạm được thực hiện nằm ngoài lãnh thổ của quốc gia đăng ký tàu bay đó, dù tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế hay chuyến bay nội địa. Tuy nhiên, tiêu chuẩn bổ sung này sẽ không được áp dụng nếu người phạm tội hoặc người bị tình nghi phạm tội bị phát hiện trong lãnh thổ của quốc gia không phải là quốc gia
đăng ký tàu bay, không phụ thuộc vào nơi cất cánh hoặc nơi hạ cánh thực tế của tàu bay (khoản 3 Điều 5).
Công ước La Hay năm 1970 đã thừa nhận hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay là hành vi tội phạm. Đây là quy định tiến bộ và cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cho việc loại bỏ hành vi tội phạm này trong hàng không dân dụng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Công ước Montreal năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng thì một người bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó thực hiện một cách cố ý và bất hợp pháp các hành vi sau: Thực hiện hành vi bạo lực chống lại người ở trên một tàu bay đang bay, nếu hành vi đó có thể gây nguy hiểm cho an toàn của tàu bay đó; Phá huỷ tàu bay đang khai thác hoặc làm hỏng tàu bay đó khiến cho tàu bay đó không thể bay hoặc có thể gây nguy hiểm cho an toàn của tàu bay trong khi bay; Đặt hoặc chỉ đạo đặt vào tàu bay đang khai thác, dù bằng bất kỳ phương thức nào, thiết bị hoặc chất có thể phá huỷ tàu bay đó, hoặc để làm hỏng tàu bay đó khiến tàu bay không thể bay, hoặc có thể gây nguy hiểm cho an toàn của tàu bay đang bay; Phá huỷ hoặc làm hỏng thiết bị không lưu hoặc can thiệp vào hoạt động của các thiết bị đó, nếu bất kỳ hành vi nào như vậy có thể gây nguy hiểm cho an toàn của tàu bay đang bay; Chuyển thông tin mà người đó biết là sai, gây nguy hiểm cho an toàn của tàu bay đang bay.
Bất kỳ người nào cũng bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó: - Có ý đồ thực hiện bất kỳ tội phạm nào nêu tại khoản 1 Điều 1;
- Là người đồng phạm với người thực hiện hoặc có ý đồ thực hiện bất kỳ tội phạm nào như vậy.
So với Công ước La Hay thì Công ước Montreal năm 1971 đã tăng số lượng các hành vi chịu sự điều chỉnh của Công ước đồng thời không xác định điều kiện về địa điểm thực hiện tội phạm là tiêu chuẩn để áp dụng Công ước Montreal. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của
Công ước. Không phụ thuộc vào việc tàu bay thực hiện chuyến bay quốc tế hay nội địa, theo Điều 4 khoản 2 và khoản 5, trừ trường hợp thực hiện các hành vi phá hoại trang thiết bị điều hành hàng không mặt đất hoặc làm rối loạn hoạt động của các trang thiết bị này thì Công ước Montreal chỉ được áp dụng khi "Điểm cất cánh hoặc hạ cánh thực tế hoặc điểm cất cánh hoặc hạ cánh dự định trước của tàu bay nằm ngoài lãnh thổ của quốc gia đăng ký tàu bay". Công ước Montreal cũng được áp dụng nếu người phạm tội hoặc người bị tình nghi phạm tội bị phát hiện ngoài lãnh thổ của quốc gia khác với quốc gia đăng ký tàu bay. Công ước này có hiệu lực điều chỉnh đối với những hành vi đồng phạm thực hiện các hành vi phạm tội được quy định trong Công ước. Ngoài ra, Công ước còn bổ sung khái niệm "tàu bay đang khai thác" với nội dung: Tàu bay được coi là đang khai thác tính từ khi các nhân viên phục vụ dưới mặt đất hoặc tổ bay bắt đầu công việc chuẩn bị trước cho chuyến bay cụ thể của tàu bay cho tới 24 giờ sau bất kỳ lần hạ cánh nào; thời gian khai thác, trong mọi trường hợp sẽ được kéo dài trong toàn bộ thời gian tàu bay đang bay. Các quy định mới này đảm bảo việc trừng trị toàn diện, nghiêm khắc và đích đáng các hành vi khủng bố hàng không quốc tế.
Theo quy định của Điều 2 Nghị định thư Montreal năm 1988 về trừng
trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế bổ sung cho Công ước Montreal 1971, một người bị coi là tội phạm nếu người đó sử dụng cố ý hoặc bất hợp pháp bất kỳ thiết bị,
chất hoặc vũ khí để: Thực hiện hành vi bạo lực chống lại một người tại cảng
hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, làm cho người đó hoặc bất kỳ ai khác hoặc có thể làm cho người đó hoặc bất kỳ ai khác bị thương nặng
hoặc chết; Phá huỷ hoặc làm hư hỏng nặng các phương tiện của cảng hàng
không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế hoặc tàu bay chưa khai thác đỗ tại cảng hàng không đó hoặc làm gián đoạn các dịch vụ của cảng hàng không, nếu một hành vi như vậy gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm cho an
toàn tại cảng hàng không đó;Có ý đồ thực hiện bất kỳ hành vi tội phạm nào quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định thư Montreal năm 1988; Là người đồng phạm với người thực hiện hoặc có ý đồ thực hiện bất kỳ tội phạm nào như vậy (được quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định thư Montreal năm 1988).
Nghị định thư Montreal năm 1988 và Công ước Montreal năm 1971 được hiểu và giải thích như một văn kiện duy nhất giữa các quốc gia thành viên. Trong thực tiễn điều chỉnh hoạt động hàng không dân dụng quốc tế, hệ thống các điều ước quốc tế kể trên đã mang lại những hiệu quả nhất định, tạo môi trường pháp lý tin cậy và vững chắc cho sự phát triển ngành giao thông vận tải này.
- Những hành vi được điều chỉnh theo điều ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm khủng bố quốc tế chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao
Trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới chuyển sang xu thế đối thoại, toàn cầu hoá dẫn tới sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và sự ra đời các tổ chức quốc tế, cũng từ đó, những người đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế đang dần trở thành đối tượng của tội phạm khủng bố quốc tế. Cộng đồng quốc tế đã kiên quyết đấu tranh chống lại các hành vi bất hợp pháp này và xây dựng Công ước năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế.
Bên cạnh việc quy định rõ những người nào là người được hưởng bảo hộ quốc tế, những người nào là người bị tình nghi phạm tội (Điều 1 của Công ước), Điều 2 của Công ước quy định rõ một người sẽ bị coi là tội phạm theo luật pháp của các quốc gia thành viên khi cố ý thực hiện hoặc cố gắng thực hiện các hành vi sau đây: Giết người, bắt cóc hoặc tấn công vào thân thể hoặc sự tự do của người được hưởng bảo hộ quốc tế; Tấn công vũ lực vào trụ sở làm việc, nhà riêng hoặc phương tiện giao thông của người được hưởng bảo hộ quốc tế; có khả năng đe doạ tính mạng hoặc sự tự do của người đó; Đe doạ
thực hiện bất kỳ sự tấn công nào như trên; Có ý đồ thực hiện bất kỳ sự tấn công nào như trên; Một hành động tham gia như đồng phạm trong bất kỳ sự tấn công nào quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 của Công ước.
Cùng với Công ước năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước 1963 về quan hệ lãnh sự, Công ước năm 1973 đã góp phần thúc đẩy và duy trì quan hệ quốc tế và sự hợp tác giữa các quốc gia.
- Những hành vi được điều chỉnh theo điều ước đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế trong lĩnh vực hàng hải
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Công ước năm 1988 về trừng trị
những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải thì một
người bị coi là thực hiện tội phạm nếu như người đó thực hiện một cách bất
hợp pháp và cố ý các hành vi sau:Bắt giữ hoặc kiểm soát tàu biển bằng vũ lực
hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc các hình thức đe doạ khác; Thực hiện một
hành vi bạo lực chống lại người trên tàu biển nếu hành vi đó có khả năng đe
doạ an toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển đó; Phá huỷ hoặc làm hư
hại tàu biển hay hàng hoá của tàu biển dẫn đến khả năng làm nguy hại đến an
toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển đó;Đặt hoặc chỉ đạo việc đặt trên
tàu biển, bằng bất kỳ hình thức nào, một thiết bị hoặc chất liệu có khả năng phá huỷ chiếc tàu biển đó hoặc gây thiệt hại cho chiếc tàu biển hay hàng hoá, dẫn đến nguy hiểm hoặc có khả năng đe doạ an toàn hành trình của chiếc tàu
biển đó; Phá huỷ hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến các thiết bị hành trình
hàng hải hoặc can thiệp nghiêm trọng đến sự vận hành của các thiết bị đó, dẫn
đến khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển;Trao đổi các