của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự
ngày 01/7/2018 điều chỉnh. Ngoài ra, Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng có Quyết định số 304/QĐ-VKSNDTC quy định riêng, đặc thù về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, trình tự, thủ tục thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện như sau:
* Về việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ yêu cầu bồi thường:
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường là việc Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm giải quyết bồi thường phân công người tiếp nhận văn bản, tài liệu do người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Viện kiểm sát nhân dân để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, xử lý theo các trường hợp sau:
Thứ nhất, trường hợp hồ sơ yêu cầu bồi thường chưa đầy đủ theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát, người yêu cầu bồi thường phải nộp tài liệu bổ sung hồ sơ.
Thứ hai, đối với trường hợp người yêu cầu bồi thường đề nghị Viện kiểm sát giải quyết bồi thường thu thập tài liệu hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, người tiếp nhận hồ sơ báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát ra văn bản yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cung cấp văn bản hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Thứ ba, trường hợp hồ sơ yêu cầu bồi thường đã đầy đủ và hợp lệ thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, người tiếp nhận hồ sơ ghi vào Sổ thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường cho người yêu cầu.
Thứ tư, trường hợp hồ sơ có một trong các căn cứ sau đây thì Viện kiểm sát ban hành văn bản thông báo không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả lại hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường và nêu rõ lý do: yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát tiếp nhận hồ sơ hoặc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết; người yêu cầu bồi thường không phải là người có quyền yêu cầu bồi thường; hồ sơ không đầy đủ mà người yêu cầu bồi thường không bổ sung trong thời hạn quy định; yêu cầu bồi thường đã được thực hiện theo thủ tục tại Tòa án; yêu cầu bồi thường đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ năm, trường hợp sau khi thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường mới phát hiện có một trong các căn cứ trên thì người tiếp nhận hồ sơ báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát ban hành văn bản thông báo dừng việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xóa tên vụ việc trong Sổ thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
* Về việc cử người giải quyết yêu cầu bồi thường:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết bồi thường ra Quyết định cử người giải quyết bồi thường.
Căn cứ vào tính chất của từng vụ việc, Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết bồi thường cử một Phó Viện trưởng, một hoặc nhiều Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức giải quyết yêu cầu bồi thường.
Người được cử giải quyết yêu cầu bồi thường phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, bồi thường nhà nước và không có quyền và lợi ích liên quan đến việc giải quyết bồi thường, không là người thân thích của người thi hành công vụ gây thiệt hại, người bị thiệt hại.
* Về việc phục hồi danh dự cho người bị oan:
Bên cạnh việc bồi thường cho người bị thiệt hại về vật chất thì việc phục hồi danh dự cho họ mang một ý nghĩa vô cùng lớn. Điều đó thể hiện thái độ cầu thị, nhận sai và muốn sửa sai của cơ quan Viện kiểm sát gây thiệt hại; đồng thời cũng là sự an ủi, động viên phần nào đối với người bị thiệt hại và gia đình họ. Vì vậy mà Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã có một thay đổi so với Luật năm 2009, đó là: việc phục hồi danh dự tiến hành song song với việc giải quyết yêu cầu bồi thường chứ không đợi đến khi bồi thường xong về vật chất mới tiến hành phục hồi danh dự như trước đây.
Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng hình thức: Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai; đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm giải quyết bồi thường phải chủ động tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu không phục hồi danh dự. Việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại phải bảo đảm kịp thời, công khai, đúng pháp luật, tôn trọng nguyện vọng chính đáng của người bị thiệt hại.
- Chủ động phục hồi danh dự:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường gửi thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trên, người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường phải trả lời bằng văn bản hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói (có lập biên bản) nêu rõ ý kiến về việc phục hồi danh dự và gửi Viện kiểm sát giải quyết bồi thường.
Trường hợp không nhận được trả lời của người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về thông báo phục hồi danh dự thì Viện kiểm sát giải quyết bồi thường chỉ thực hiện phục hồi danh dự khi người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường có yêu cầu bằng văn bản.
- Phục hồi danh dự theo yêu cầu:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường trong đó có yêu cầu phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trao đổi, thống nhất với người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về việc tổ chức phục hồi danh dự.
Trường hợp người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường từ chối quyền được phục hồi danh dự thì người giải quyết yêu cầu bồi thường phải giải thích cho họ về việc họ sẽ không còn quyền yêu cầu phục hồi danh dự nữa; đồng thời lập biên bản, ghi rõ việc từ chối quyền yêu cầu phục hồi danh dự.
Trường hợp người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì người giải quyết yêu cầu bồi thường phải lập biên bản và thông báo cho họ biết việc phục hồi danh dự sẽ chỉ được thực hiện khi họ có yêu cầu bằng văn bản.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thống nhất được các nội dung về việc tổ chức phục hồi danh dự, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại chết, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trao đổi, thống nhất với người yêu cầu bồi thường về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
* Về việc tạm ứng kinh phí bồi thường:
Tạm ứng kinh phí bồi thường là thủ tục mới trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017. Viện kiểm sát giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc tạm ứng kinh phí bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật. Việc tạm ứng kinh phí cho người bị thiệt hại phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, thể hiện thái độ cầu thị, thiện chí của Viện kiểm sát giải quyết bồi thường.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công giải quyết yêu cầu bồi thường, người giải quyết yêu cầu bồi thường phải xác định các thiệt hại về tinh thần và các thiệt hại khác có thể tính được ngay mà không cần phải xác minh để xác định mức tạm ứng kinh phí bồi thường; báo cáo, đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết bồi thường về mức tạm ứng kinh phí trên cơ sở đề nghị tạm ứng kinh phí của người yêu cầu bồi thường.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất tạm ứng kinh phí của người giải quyết yêu cầu bồi thường, Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết bồi thường ra Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường, mức kinh phí tạm ứng không dưới 50% giá trị thiệt hại về tinh thần và các thiệt hại khác có thể tính ngay được mà không cần phải xác minh. Viện kiểm sát giải quyết bồi thường thực hiện việc chi trả kinh phí tạm ứng một lần cho người yêu cầu bồi thường.
Trường hợp không còn đủ dự toán kinh phí được cấp, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất của người giải quyết yêu cầu bồi thường, Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết bồi thường ra văn bản đề nghị tạm ứng kinh phí gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao để cấp kinh phí tạm ứng.
* Về việc xác minh thiệt hại để bồi thường:
Xác minh thiệt hại là trách nhiệm của Viện kiểm sát giải quyết bồi thường, là nhiệm vụ quan trọng của người được phân công giải quyết bồi
thường, quyết định kết quả quá trình thương lượng. Do đó, người được phân công giải quyết bồi thường (Kiểm sát viên, Kiểm tra viên) phải nghiên cứu kỹ hồ sơ yêu cầu bồi thường để xây dựng kế hoạch xác minh cụ thể, chi tiết, từ việc xác định các thiệt hại được bồi thường (bao gồm thiệt hại không cần phải xác minh và thiệt hại cần phải xác minh) cho đến việc định giá thiệt hại, giám định tài sản và dự kiến kinh phí cho quá trình xác minh thiệt hại; cũng như các thành phần bắt buộc tham gia để đảm bảo cho việc xác minh thiệt hại được nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ cho người bị thiệt hại.
Việc xác minh thiệt hại được thực hiện bằng những biện pháp sau đây: - Trực tiếp tiến hành xác minh các thiệt hại được Nhà nước bồi thường; - Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường để làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại;
- Tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường cung cấp trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác;
- Trực tiếp xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại; - Lấy ý kiến bằng văn bản của chuyên gia, tổ chức có liên quan đến thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đưa ra.
- Định giá tài sản, giám định thiệt hại tài sản; - Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn xác minh thiệt hại là 15 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường. Trường hợp việc xác minh thiệt hại có nhiều tình tiết phức tạp, tài liệu, chứng cứ để xác minh thiệt hại không đầy đủ, việc xác minh thiệt hại
phải thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau thì thời hạn xác minh là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường.
Trong quá trình xác minh thiệt hại, người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn kéo dài thời gian xác minh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát và lưu hồ sơ giải quyết bồi thường.
* Về việc tổ chức thương lượng về mức bồi thường:
Thương lượng là một bước vô cùng quan trọng để việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thuận lợi. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp thương lượng không thành do người bị thiệt hại không hợp tác với cơ quan có trách nhiệm bồi thường vì họ cho rằng đây là cơ quan đã làm oan cho họ nên họ không muốn gặp, không muốn thỏa thuận điều gì vì họ nghĩ cơ quan đã làm sai cho họ thì sẽ không khách quan trong việc giải quyết bồi thường. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho Lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên tiến hành thương lượng trước tiên phải có kĩ năng giao tiếp, ứng xử đúng mực, tâm lý trong suốt quá trình thương lượng. Những cán bộ, Kiểm sát viên phải thực sự trách nhiệm, thực sự cầu thị, giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên trì, lắng nghe nhưng cũng phải trang nghiêm, bản lĩnh. Trong quá trình thương lượng, Viện kiểm sát còn có vai trò là hỗ trợ về mặt pháp lý đối với người yêu cầu bồi thường, bởi vậy, những cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện việc giải quyết bồi thường phải là những người hiểu rõ quy định của pháp luật để giải thích cho người yêu cầu hiểu về quyền lợi của họ, bởi hầu hết những người yêu cầu bồi thường đều yêu cầu số tiền rất cao so với quy định của pháp luật. Mục tiêu đề ra trong quá trình thương lượng phải hướng tới kết quả lập được biên bản thương lượng thành, hạn chế đến mức thấp nhất việc đương sự khởi kiện ra
Việc thương lượng được tiến hành sau khi Viện kiểm sát giải quyết bồi thường thống nhất với người yêu cầu bồi thường về thời gian, địa điểm thương lượng trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại.
Thời hạn thương lượng là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng. Người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng nhưng không quá 10 ngày.
Việc thương lượng phải được lập thành biên bản. Trường hợp thương lượng thành thì Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết bồi thường ra Quyết định giải quyết bồi thường. Trường hợp thương lượng không thành, người giải quyết bồi thường giải thích cho người yêu cầu bồi thường về quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết bồi thường.
* Về việc ra quyết định giải quyết bồi thường của Viện kiểm sát:
Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết bồi thường ra Quyết định giải quyết bồi thường và trao Quyết định giải quyết bồi thường cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận Quyết định giải quyết bồi thường, người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng; nêu rõ hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có biên bản về việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường mà người yêu cầu bồi thường