Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồithường của Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại của viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự việt nam (Trang 52 - 59)

2.4. Thực tiễn hoạt động thụ lý, giải quyết việc bồithường thiệthại thuộc

2.4.1. Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồithường của Viện

Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong 5 năm (từ 01/01/2014 đến 31/12/2018)

Bảng 2.1.Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân so với các cơ quan tiến hành tố tụng

hình sự (2014-2018) [5;49] Năm quan 2014 2015 2016 2017 2018 Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết VKSND 33 13 35 14 47 20 38 9 27 17 CQĐT, VKSND, TAND 48 21 55 28 63 26 54 11 50 29

(Nguồn số liệu: Báo cáo về công tác bồi thường Nhà nước của Bộ Tư Pháp và Báo cáo kết quả tổng kết năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)

Qua bảng số liệu về tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân so với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân(2014-2018), có thể thấy như sau:

- Các trường hợp thụ lý giải quyết yêu cầu bồi qua các năm có xu hướng tăng nhẹ, cao nhất là năm 2016 với tổng số thụ lý là 63 vụ việc, thấp nhất là năm 2014 với tổng số thụ lý là 48 việc (chênh nhau 15 vụ). Trong số những vụ việc yêu cầu bồi thường mới thụ lý bao gồm những trường hợp mới xảy ra oan (theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 là trong thời hiệu 2 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường) và những trường hợp xảy ra oan từ lâu nhưng vì nhiều lý do mà đến thời điểm đó họ mới thực hiện quyền yêu cầu của mình (họ không biết đến các văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường do không không được tống đạt hợp lệ; sự việc xảy ra đã lâu, cả cơ quan tố tụng và người yêu cầu bồi thường đều không tìm được tài liệu, chứng cứ làm căn cứ giải quyết yêu cầu bồi thường…) hoặc yêu cầu của họ mới được cơ quan tố tụng thụ lý (một số trường hợp xảy ra từ trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 nên quy định còn thiếu chặt chẽ như: trong một số trường hợp khi bắt giữ có lệnh, nhưng khi hủy bỏ việc bắt giữ lại không có lệnh; không lập biên bản giao nhận các văn bản tố tụng làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại nên không có căn cứ xác định người đó bị oan và khó xác định về thời hiệu giải quyết bồi thường; việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường một số trường hợp còn có tranh chấp khiến việc xác định cơ quan có trách nhiệm thụ lý yêu cầu bồi thường cũng mất nhiều thời

tố tụng hình sự ở 3 ngành cao nhất trong số 4 năm (2014-2018) nhưng chưa thể khẳng định được là do thời gian đó các cơ quan tiến hành tố tụng gây oan nhiều hơn các năm khác. Hơn nữa, việc dư luận xã hội xôn xao bởi những trường hợp bồi thường oan gây “chấn động” như vụ việc của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) cũng khiến nhiều người dân trước đây không biết đến cơ chế bồi thường của nhà nước nên không làm đơn yêu cầu thì đến nay họ đã gửi yêu cầu của mình đến các cơ quan tố tụng đòi quyền lợi.

- Qua bảng số liệu trên có thể thấy số vụ việc yêu cầu bồi thường được thụ lý trong ngành Kiểm sát nhân dân chiếm phần lớn trong tổng số vụ thụ lý của cả ba ngành (180 vụ trên tổng số 270 vụ của cả ba ngành, chiếm tỷ lệ 66,7%). Viện kiểm sát nhân dân giải quyết xong 73 vụ trong tổng số 115 vụ đã giải quyết của cả ba ngành chiếm tỷ lệ 63,5%, tương đương với tỷ lệ số vụ thụ lý. Việc ngành Kiểm sát nhân dân chiếm số lượng các vụ việc yêu cầu bồi thường lớn nhất trong tổng số các vụ việc của các cơ qua tiến hành tố tụng hình sự đã phản ánh đúng tính chất, vai trò của mô hình tố tụng hình sự Việt Nam. Bởi vì: Viện kiểm sát nhân dân với vai trò là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, vai trò ấy đã trải dài dọc theo quá trình tố tụng của một vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nên có thể thấy khi một vụ án phát hiện oan ở giai đoạn nào thì cũng rất dễ thuộc nhiệm của Viện kiểm sát. Hơn nữa, tố tụng hình sự Việt Nam đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải đưa ra những quyết định chính xác, đảm bảo trong một thời hạn nhất định, bởi vậy đôi khi họ phán đoán thiếu chuẩn xác, quyết định sai cũng là điều khó tránh khỏi.

- Tỷ lệ số vụ giải quyết xong trên tổng số vụ việc yêu cầu bồi thường đã thụ lý của ba ngành qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 lần lượt là 43,8%, 50,9%, 41,3%, 20,8%, 58,0%. Cùng với tiêu chí đó, tỷ lệ giải quyết

của Viện kiểm sát qua các năm lần lượt là 39,4%, 40%, 42,6%, 23,7%, 63,0%. Có thể thấy tỷ lệ giải quyết này chưa cao và tỷ lệ giải quyết trong năm 2017 là thấp hơn hẳn 3 năm trước. Nguyên nhân là do thời gian từ khi thụ lý đến khi giải quyết xong (chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại) mất khá nhiều thời gian, đặc biệt là có nhiều vụ việc phức tạp, thời gian xảy ra đã lâu khiến các cơ quan tố tụng mất rất nhiều thời gian ở khâu xác minh; có nhiều người yêu cầu bồi thường nhưng không hợp tác với cơ quan có trách nhiệm bồi thường khiến cho quá trình thương lượng, xin lỗi công khai, giải quyết theo thủ tục tại tòa án mất nhiều thời gian. Ngoài ra, cũng có những trường hợp Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường chưa quan tâm sâu sát và người đại diện giải quyết bồi thường chưa tích cực trong công việc được giao khiến vụ việc kéo dài thời gian giải quyết, đạt hiệu quả chưa cao.

Bảng 2.2. Tình hình giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân (thời điểm từ 01/01/2014 đến 31/12/2018)[49]

Tiêu chí Năm Tổng số vụ đã thụ lý Tổng số vụ giải quyết xong

Tổng số tiền phải bồi thường (ĐVT: đồng) Số vụ VKS thương lượng thành

Số tiền phải bồi thường (ĐVT: đồng) Số vụ khởi kiện qua Tòa án Số vụ có kháng cáo, kháng nghị

Số tiền phải bồi thường (ĐVT: đồng) 2014 33 13 1.350.956.674 12 1.322.887.674 01 0 28.069.000 2015 35 14 3.889.050.950 10 3.602.512.068 04 02 286.538.882 2016 47 20 6.177.631.200 12 3.345.949.769 08 07 2.831.681.431 2017 38 09 1.984.933.658 07 1.114.964.256 02 02 869.969.402 2018 27 17 6.403.797.771 07 1.622.415.129 10 03 4.781.382.642 Tổng số 180 73 19.806.370.253 48 11.008.728.896 25 14 8.797.641.357

Theo số liệu báo cáo tổng kết năm của ngành Kiểm sát nhân dân, từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018, toàn Ngành kiểm sát đã thụ lý 180 vụ việc yêu cầu bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của ngành, giải quyết xong 73 vụ việc với tổng số tiền đã chi trả là 19.806.370.253 đồng (Mười chín tỷ tám trăm linh sáu triệu ba trăm

bảy mươi nghìn hai trăm năm mươi ba đồng). Cụ thể:

- Số vụ do Viện kiểm sát nhân dân thương lượng thành: 48 vụ với tổng số tiền chi trả là 11.008.728.896 đồng (Mười một tỷ không trăm linh tám triệu

bảy trăm hai mươi tám nghìn tám trăm chín sau đồng), chiếm tỷ lệ 65,8% số

vụ cấp kinh phí và 55,6% tổng số tiền phải bồi thường.

- Số vụ khởi kiện qua Tòa án: 25 vụ với tổng số tiền chi trả là 8.797.641.357 đồng (Tám tỷ bảy trăm chín mươi bảy triệu sáu trăm bốn mươi

mốt nghìn ba trăm năm mươi bảy đồng), chiếm tỷ lệ 34,2% số vụ cấp kinh phí

và 44,4% tổng số tiền phải bồi thường.

Trong tổng số 25 vụ khởi kiện qua Tòa án thì có 14 vụ có kháng cáo, kháng nghị. Tỷ lệ số vụ có kháng cáo, kháng nghị trên tổng số vụ khởi kiện ra Tòa án cụ thể qua từng năm như sau: năm 2014 không có vụ nào; năm 2015 có 02/04 vụ; năm 2016 có 07/08 vụ; năm 2017 có 02/02 vụ; năm 2018 có 03/10 vụ.

Trong số 14 vụ có kháng cáo, kháng nghị thì có 09 vụ do nguyên đơn (người bị thiệt hại) kháng cáo, trong đó có 05 vụ được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo và 04 vụ không được chấp nhận kháng cáo. Có 04 vụ do bị đơn (Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường kháng cáo, trong đó có 01 vụ cả nguyên đơn và bị đơn đều kháng cáo). Trong số 04 vụ Viện kiểm sát kháng cáo, có 02 vụ được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, 01 vụ không được chấp nhận và 01 vụ Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm do đại diện bị đơn xin rút kháng cáo. Có 02 vụ do Viện

kiểm sát kháng nghị nhưng đều không được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận, cụ thể: vụ ông Cao Văn Quý ở Hưng Yên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên kháng nghị về cách tính tiền bồi thường; vụ ông Lê Văn Lẹ ở Quảng Trị, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đông Hà kháng nghị đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án do thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết.

- Viện kiểm sát nhân có trách nhiệm bồi thường đã tiến hành phục hồi danh dự đối với 73 trường hợp trên theo hình thức đăng báo xin lỗi, cải chính công khai. Với hình thức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai công khai, Viện kiểm sát nhân dân đã tiến hành xin lỗi tại nơi cư trú đối với 48 trường hợp bị thiệt hại; còn lại 25 trường hợp, người bị thiệt hại (người yêu cầu bồi thường) không yêu cầu trực tiếp xin lỗi tại nơi cứ trú.

Qua việc xem xét, đánh giá trách nhiệm đối với các trường hợp để xảy ra thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, hầu hết là do nhận thức pháp luật hoặc cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và tiến hành tố tụng; không có trường hợp nào xác định lỗi cố ý. Do lỗi của những người tiến hành tố tụng được xác định là lỗi vô ý và các trường hợp bồi thường thiệt hại trong thời điểm từ 01/01/2014 đến 31/12/2018 đều áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, vì vậy theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 những người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp này không phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả. Các trường hợp phải bồi thường thiệt hại đều được Viện kiểm sát nhân dân các cấp xem xét, kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với các cá nhân, tập thể gây thiệt hại.

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2018, toàn ngành Viện kiểm sát nhân dân đang tiếp tục giải quyết 10 vụ việc yêu cầu bồi thường, trong đó: 01 vụ đang trong giai đoạn xác minh (vụ Phan Thanh Trà ở Đà Nẵng), 04 vụ đang

thương lượng (vụ Hồ Thanh Đồng, Hồ Thanh Trạng, Trần Hoàng Minh và Chu Quang Hưng ở Thành phố Hồ Chí Minh), 05 vụ đang giải quyết theo thủ tục tại Tòa án (vụ Trần Thị Thuận ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Năm ở Gia Lai, Huỳnh Thị Tú Anh ở Bình Thuận, Dương Văn Hòa ở Quảng Trị, Trịnh Thị Nghị ở Đồng Nai).

2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại của viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự việt nam (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)