Địa vị của doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp việt nam trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (Trang 46 - 48)

Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế, thƣơng mại quốc tế, đồng nghĩa với việc tăng thêm những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các doanh nghiệp của các quốc gia thành viên khi tham gia ngày càng phổ biến vào các tranh chấp thƣơng mại quốc tế, xét cả từ phía các doanh nghiệp cũng nhƣ từ phía Nhà nƣớc.

Trên phƣơng diện pháp lý, các tranh chấp đƣợc giải quyết tại GATT trƣớc đây, cũng nhƣ tại WTO hiện nay là các tranh chấp giữa các chính phủ của các quốc gia thành viên. Tuy vậy, trên thực tế đứng sau các chính phủ trong mỗi vụ tranh chấp lại là những doanh nghiệp với những lợi ích thƣơng mại cụ thể. Xuất phát từ các hoạt động thƣơng mại mang tính quốc tế của mình, các doanh nghiệp

của các quốc gia đang hàng ngày tham gia các giao dịch kinh doanh có liên quan đến các quy định pháp luật, thực tiễn hành chính của các chính phủ nƣớc ngoài. Trong đại đa số các trƣờng hợp, chính các doanh nghiệp đã phát hiện ra những biện pháp bảo hộ, những hành vi vi phạm của chính phủ nƣớc ngoài và khi đó, doanh nghiệp phải phản ánh với cơ quan đầu mối về WTO tại nƣớc mình và yêu cầu cơ quan này có biện pháp thích hợp. Với tƣ cách là một đại diện của chính phủ, cơ quan này mới có quyền đƣa vấn đề ra WTO, tất nhiên là sau khi đã thẩm tra tính chính xác của thông tin do doanh nghiệp cung cấp và xem xét thấy không còn cách giải quyết nào thích hợp hơn. Còn nếu chỉ là trƣờng hợp tranh chấp thuần tuý giữa doanh nghiệp nƣớc này với doanh nghiệp nƣớc kia, ví dụ về việc giao hàng chậm, thanh toán không đầy đủ, hàng hoá không đúng quy cách phẩm chất thì chính phủ cũng nhƣ WTO không đứng ra giải quyết. Trƣờng hợp này sẽ phải dựa vào trọng tài thƣơng mại, toà án hoặc theo quy định khi hai doanh nghiệp giao kết hợp đồng.

Khi vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra WTO, các doanh nghiệp trở thành đối tác của chính phủ. Cụ thể, các doanh nghiệp có liên quan đến các vụ kiện sẽ cung cấp chứng cứ nhƣ hợp đồng, biên lai, các giấy tờ có liên quan để chứng minh doanh nghiệp bị ảnh hƣởng, cung cấp những lập luận pháp lý, các qui định hiện hành cho các cơ quan của chính phủ để đủ bằng chứng theo đuổi vụ kiện. Đặc biệt, xu hƣớng ngày càng nhấn mạnh đến vấn đề cung cấp chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh của thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO một cách gián tiếp đã làm tăng lên đáng kể vai trò của các doanh nghiệp. Riêng đối với các nƣớc đang phát triển, doanh nghiệp còn có vai trò rõ nét hơn, thể hiện ở việc họ đóng góp cùng nhà nƣớc nguồn kinh phí, giới thiệu và cung cấp nguồn nhân lực chuyên gia, tƣ vấn và luật sƣ trong mỗi vụ kiện.

Chƣơng 2.

VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI THEO CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

CỦA WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp việt nam trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)