Đánh giá chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp việt nam trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (Trang 42 - 46)

WTO đã trở thành một trong những tổ chức quốc tế gây ra nhiều tranh cãi nhất. Tuy nhiên, cả những ngƣời bảo vệ và những ngƣời chỉ trích WTO đều tin rằng đây là một tổ chức có tính hiệu quả cao. WTO có hai chức năng chính: lập pháp và tƣ pháp. Chức năng lập pháp liên quan đến vai trò của WTO nhƣ là một diễn đàn để đạt đƣợc các hiệp định thƣơng mại. Bên cạnh đó, chức năng tƣ pháp đƣợc thể hiện ở hệ thống giải quyết tranh chấp, một trong những đặc trƣng chủ yếu và mới của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng. Vì những bế tắc trong các cuộc đàm phán đa phƣơng, chức năng lập pháp của WTO còn mờ nhạt và vai trò thực sự đƣợc thực hiện nhờ khả năng tƣ pháp.

Một cơ chế giải quyết tranh chấp lúc nào cũng bao gồm những ƣu và nhƣợc điểm nhất định. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhƣ đã trình bày ở trên có một số ƣu điểmlớn so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế và có nhiều điểm tiến bộ hơn trong tƣơng quan với thủ tục giải quyết tranh chấp trong GATT, tiền thân của WTO.

Thứ nhất, việc giải quyết đƣợc tiến hành thận trọng qua hai bước, bổ sung thêm thủ tục kháng cáo, thực hiện bởi các cơ quan trung lập (Ban hội thẩm, Cơ

đầu tiên trong một cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp quốc tế xuất hiện một Cơ quan Phúc thẩm với các cơ hội xem xét lại quyết định ban đầu, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia tranh chấp.

Thứ hai, cơ chế này đƣợc tiến hành theo một quy trình chặt chẽ với các thời

hạn xác định, sự thay đổi lớn này giúp việc đẩy nhanh tiến độ. Trong khi các vụ kiện trong GATT có thể kéo dài mãi, thì đã có một lịch trình nghiêm ngặt cho các thủ tục tại WTO. Các công ty liên quan đến các cuộc tranh chấp đã hoan nghênh sự thay đổi này vì các trƣờng hợp tranh chấp đƣợc giải quyết càng nhanh thì bên thắng cuộc càng đạt đƣợc nhiều lợi ích. Hơn nữa, các công ty bị vi phạm sẽ có động lực lớn hơn để giải quyết tranh chấp tại WTO. Trái lại, các công ty đang bào chữa cũng có động lực lớn hơn để thừa nhận sai phạm của mình. Điều này giúp các tranh chấp đƣợc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo ý nghĩa của các biện pháp giải quyết đƣa ra đối với các bên, đặc biệt là bên thắng cuộc (bởi một cơ hội thƣơng mại có thể không còn ý nghĩa nếu biện pháp giải quyết đƣa ra quá muộn màng).

Thứ ba, cơ chế thông qua tự động (đồng thuận phủ quyết) của DSB cho phép

các báo cáo đƣợc thông qua dễ dàng. Cơ chế này thật sự có ý nghĩa trong các trƣờng hợp bên bị xem là có biện pháp vi phạm qui định là nƣớc có tiềm lực kinh tế mạnh bởi áp lực mà các nƣớc này có thể tạo ra trong quá trình thông qua quyết định sẽ không còn lớn nhƣ trƣớc đây.

Thứ tư, cơ chế này cho phép đưa ra giải pháp cuối cùng cho tranh chấp, bảo

đảm quyền lợi của Bên bị vi phạm, tránh những bế tắc không thể vƣợt qua trong những phƣơng thức giải quyết ngoại giao.

Thứ năm, DSU có nhiều qui định về thủ tục dành riêng cho các nước đang phát

triển hoặc kém phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các nƣớc này khi tham gia thủ tục giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình.

Nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng từ năm 1995 đến nay, cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO cũng đã bộc lộ một số nhƣợc điểm nhất định, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển, nhƣ:

Thứ nhất, phƣơng thức đồng thuận phủ quyết (hay đồng thuận tiêu cực) đồng nghĩa với việc hầu nhƣ các báo cáo của Ban hội thẩm hoặc của Cơ quan Phúc thẩm đều đƣợc thông qua tại DSB. Điều này dẫn đến tình trạng các báo cáo khuyến nghị đƣợc thông qua dễ dàng hơn nhiều nhƣng khả năng thực thi thì lại giảm sút.

Thứ hai, về nguyên tắc, nếu bên vi phạm không tự nguyện thực hiện các khuyến nghị của DSB thì bên kia có thể yêu cầu DSB cho phép thực hiện các biện pháp trả đũa và khả năng xảy ra trả đũa là rất cao khi phía bị đơn từ chối thực hiện phán quyết vi phạm. Hiện nay, phán quyết “vi phạm” hay yêu cầu trả đũa đều không dễ dàng bị ngăn cản. Vì vậy, phía bị đơn, một khi đã nhận đƣợc một bản tuyên án vi phạm, phải chấp nhận khả năng bị trả đũa đã đƣợc WTO cho phép.

Tuy nhiên, biện pháp trả đũa có thể không có ý nghĩa hoặc ít có hiệu quả nếu nƣớc trả đũa là nƣớc đang phát triển. Bên đƣợc phép trả đũa phải cân nhắc các yếu tố khác nhau khi quyết định trả đũa, ít nhất phải cân nhắc các ảnh hƣởng đến kinh doanh của chính mình. Mối quan tâm rất thiết thực này cần đƣợc chú ý thậm chí là cả trong một hoàn cảnh phi thực tế. Một nền kinh tế lớn với một thị trƣờng nhập khẩu phong phú có ý nghĩa quan trọng đối với phía bị đơn khi đe dọa trả đũa sẽ có tác dụng nhiều hơn so với một nền kinh tế nhỏ với những ngành nghề yếu kém phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Thứ ba, nhiều qui định đƣợc xem là “ƣu tiên” cho các nƣớc đang phát triển

trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có ý nghĩa rất mờ nhạt trên thực tế: có qui định chỉ mang tính tuyên bố hơn là qui định thực tế (ví dụ qui định về nghĩa vụ của các Bên tranh chấp “đặc biệt lƣu ý” đến quyền lợi của các nƣớc đang phát triển: nội hàm của khái niệm “đặc biệt lƣu ý” không đƣợc qui định rõ cũng không đƣợc xác định rõ trong các báo cáo của các ban hội thẩm hay của cơ quan phúc thẩm); có qui định trên thực tế rất ít hiệu quả (ví dụ trách nhiệm trợ giúp pháp lý của Ban Thƣ ký WTO trên thực tế do một số ít cá nhân thực hiện, không thể đáp ứng đủ nhu cầu to lớn về trợ giúp pháp lý của các nƣớc đang phát triển là thành viên WTO).

Thứ tư, cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO có xu hƣớng thiên về các

kinh tế, pháp lý giàu kinh nghiệm. Đối với các nƣớc đang phát triển, đây thực sự là một thách thức không nhỏ. Kinh nghiệm cho thấy các nƣớc đang phát triển khi tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp thƣơng mại trong khuôn khổ WTO đều phải thuê các luật sƣ, chuyên gia tƣ vấn pháp lý và chuyên môn của nƣớc ngoài với những mức chi phí mà không phải nƣớc nào cũng chấp nhận đƣợc. Mặc dù có các nhƣợc điểm nhƣ trên, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO hiện nay vẫn là cách thức có hiệu quả nhất để các quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp thƣơng mại trong khuôn khổ tổ chức này, đảm bảo các quyền lợi pháp lý và kinh tế của mình. Khi đã trở thành thành viên WTO, Việt Nam chắn chắn phải dựa vào cơ chế này để bảo vệ các quyền lợi của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu các thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO và các án lệ của tổ chức này là điều cần thiết đối với chúng ta ngay từ thời điểm này.

Đánh giá về hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Mặc dù WTO giải quyết đơn kiện một cách riêng rẽ, nhƣng do có những trƣờng hợp một vài nƣớc cùng kiện một nƣớc về cùng một biện pháp thƣơng mại nên bản chất của những đơn kiện này giống nhau và khi Ban hội thẩm đã xử lý thì những đơn kiện này đƣợc coi nhƣ là một đơn kiện.

Sự đánh giá việc giải quyết tranh chấp của WTO dựa vào hai loại kết quả khả quan chủ yếu là: (i) Các bên đã thực thi các quy định của WTO; (ii) Các bên đã tự giải quyết các tranh chấp với nhau, với sự xét xử hoặc không cần sự xét xử của WTO.

Việc đánh giá dựa vào thông báo của các bên gửi đến WTO. Trong trƣờng hợp WTO không tìm thấy những sai sót của bên bị đơn và không đòi hỏi hành động nào của WTO thì có thể coi là một kết quả tranh chấp thành công, ít nhất là từ góc độ pháp luật.

Có hai loại vụ kiện đang trong quá trình xét xử bao gồm: (i) Loại vụ kiện đƣợc gọi là “đang diễn ra” - đang trong quá trình xét xử hoặc đã hoàn thành việc xét xử và vẫn đang trong giai đoạn thực thi (WTO cho phép một thời hạn thực thi hợp lý tối đa là 15 tháng); (ii) Loại vụ kiện thứ hai đang trong quá trình xét xử bao gồm những vụ kiện mà trong đó việc tƣ vấn đã không mang lại thoả thuận cụ thể. Có thể

một số trong những vụ kiện này đã đƣợc giải quyết thực sự, nhƣng các bên đã không thông báo cho WTO. Cuối cùng, có một vài vụ kiện mà kết quả cuối cùng không đƣợc biết đến.

Trong một vài năm đầu tiên giải quyết tranh chấp, WTO đã có một thành tích tốt, tuy nhiên từ năm 1998, số lƣợng những kết quả vụ kiện không thoả mãn đã tăng lên. Hoạt động một vài năm đầu tiên của việc giải quyết tranh chấp tại WTO là có thể so sánh với tỷ lệ thành công của hệ thống GATT, tuy nhiên tỷ lệ này đã thấp hơn so với GATT kể từ năm 1998. Cũng phải thừa nhận rằng con số và bản chất của những tranh chấp đƣợc đệ trình là khác nhau và rằng không phải sự phân tích hoàn toàn đối sánh nào đều có thể thực hiện đƣợc. Tuy nhiên, nên nhấn mạnh rằng nhận thức thông thƣờng xem WTO là cực kỳ hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp (đặc biệt là tƣơng quan với GATT) cần đƣợc kiểm chứng.

Một câu hỏi liên quan đến khía cạnh hiệu quả là liệu WTO có ngăn cản đƣợc sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thƣơng mại. Câu trả lời phụ thuộc vào cách mà ngƣời ta định nghĩa về các cuộc chiến tranh thƣơng mại và những gì sẽ diễn ra khi không có WTO. Tuy nhiên, trong mỗi trƣờng hợp WTO đã chọn một trọng tài để xác định quy mô của các biện pháp trả đũa. Điều này đã có hiệu quả kiềm chế đối với hành vi của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của doanh nghiệp việt nam trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)