V. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị:
Hiện nay ở Hà Nội đang thực hiện một chiến dịch 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải) bằng hình thức phân loại rác tại nguồn
sử dụng và tái chế chất thải) bằng hình thức phân loại rác tại nguồn với sự tham gia tích cực của người dân.
• Chiến dịch nhằm xây dựng một thủ đô xanh-sạch-đẹp. Trong đó, quan trọng nhất nhưng cũng là khó khăn nhất để thực hiện tốt phân loại rác trọng nhất nhưng cũng là khó khăn nhất để thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn (PLRTN) là gia đình bạn cần có kiến thức phân loại rác và phải trang bị 2-3 thùng rác riêng biệt để chứa ba loại rác cơ bản, gồm rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. Song song đó phải có nơi tập kết, tiếp nhận nguồn rác sau khi được phân loại này. Ngoài ra, chương trình này còn quy định người dân đổ rác và cơ quan thu gom rác phải thực hiện đúng ngày, đúng giờ và đúng nơi quy định.
• Mỗi hộ gia đình cần phải trang bị ít nhất là hai thùng rác. Một thùng màu xanh (chứa rác hữu cơ) và thùng màu da cam (chứa rác vô cơ). Trong đó, thùng rác hữu cơ sẽ có thêm lưới lọc chất lỏng phía đáy để tách nước ra khỏi phần rác hữu cơ.
• Thông thường, mỗi tổ dân phố sẽ có khoảng 1-2 điểm đặt thùng rác thu gom tập kết. Rác hữu cơ được đổ hàng ngày vào mỗi chiều (từ 18 giờ đến 20 giờ 30). Rác vô cơ chỉ đổ vào các ngày thứ Ba, Năm, Bảy và Chủ nhật (từ 18 giờ đến 20 giờ 30).
• Nhờ việc PLRTN, khối lượng rác chở về bãi rác sẽ giảm khá nhiều, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế do giảm chi phí xử lý rác, tái sử dụng nhiều sản phẩm từ rác tái chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải độc hại lẫn trong rác.
• Chiến lược quốc gia về 3R sẽ trình Chính phủ vào cuối năm 2009
• Mới đây, đại diện các nhà tài trợ cho Việt Nam đã tham dự hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, đóng góp ý kiến hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải (3R) đến năm 2020. Theo đại diện Trung tâm Phát triển vùng của LHQ tại Việt Nam, cơ quan xây dựng chiến lược cũng cần thăm dò, giới thiệu các cơ hội đầu tư trong ngành công nghiệp tái chế đang phát triển, các dự án biến chất thải thành năng lượng... Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các dự án 3R sẽ là một mũi tên nhắm tới nhiều mục tiêu, như tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí xử lý môi trường... Được biết, chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử
dụng và tái chế chất thải (3R) đến năm 2020 dự kiến sẽ được trình Chính phủ vào cuối năm 2009 .
• Thu Gom :
Rác sau khi được tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom và vận chuyển đến trạm trung chuyển/trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp. Theo kiểu vận hành, hệ thống thu gom được phân loại thành: • Hệ thống thu gom container di động:
loại cổ điển và loại trao đổi thùng chứa • Hệ thống thu gom container cố định. • Việc tái chế, tái sử dụng và ủ phân
compost các chất thải sau khi giảm thiểu tại nguồn cũng giảm đi phần nào các chất thải và tăng lợi nhuận kinh tế. Đặt biệt vấn đề ủ phân compost từ chất thải rắn đang rất phổ biến tại Việt Nam. Làm giảm đi được phần nào lượng rác thải hữu cơ.
Xây dựng các Nhà máy xử lí rác thải xây dựng hệ thống quản lý chất thải theo kiểu bán tập trung
• Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các hoạt động quản lý chất thải.
• Thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn.
• Xử dụng công kinh tế đưa ra các mức phạt đối với các đơn vị vi phạm trong quá trình hoạt động xả thải.
• Chất thải rắn nguy hại và chất thải sinh hoạt phải được phân loại riêng và chôn lấp riêng.
• Huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng dân cư để việc lựa chọn điểm chôn lấp dễ dàng và không ảnh hưởng tới đời sống nhân dân. • Nâng cao công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn.
• Đầu tư các công nghệ xử lý chất thải rắn hiện đại ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.
• Xây dựng đội ngũ nghiên cứu xử lí chất thải rắn hiệu quả
• Đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên
• Giáo dục cho cộng đồng về những ảnh hưởng của chất thải và tác động của nó đến môi trường sống.