1.3 .Giới hạn trách nhiệm
1.3.2 .Nội dung của giới hạn trách nhiệm
2.1.1 Thời hạn trách nhiệm:
Thời hạn trách nhiệm là những quy định về toàn bộ thời gian và không gian mà người vận chuyển phải chịu trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra đối với hành khách. Theo luật HKDD Việt Nam năm 2006 thời hạn này được xác định như sau:
Trường hợp thiệt hại đối với hành khách, người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay. Nói cách khác là trong toàn bộ phạm vi hoạt động nhằm lấy khách và trả khách được hiểu là từ thời điểm hành khách bước ra sân đậu để lên tàu bay và từ thời điểm hành khách bước ra khỏi tàu bay cho đến khi ra khỏi sân đậu hoặc từ thời điểm hành khách bước ra đường ống để lên tàu bay và từ thời điểm bước ra khỏi đường ống để vào nhà ga trừ khi người vận chuyển có cam kết khác.
Trường hợp thiệt hại đối với hành lý và hàng hóa, người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra với hành lý và hàng hóa từ thời điểm hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay. Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường
hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường biển hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hay toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.
Rõ ràng quy định về thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với thiệt hại xảy ra cho hành lý và hàng hóa của hành khách trong luật HKDD Việt Nam năm 2006 có điều chỉnh so với luật HKDD Việt Nam năm 1991 được sửa đổi năm 1995. Theo điều 75 của luật HKDD Việt Nam năm 1991, người vận chuyển hàng không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi nhận hàng từ người gửi hàng cho tới khi người vận chuyển giao hàng cho người có quyền nhận. Như vậy, trách nhiệm của người vận chuyển hàng không được quy định ở đây về mặt thời gian và không gian lớn hơn rất nhiều so với các công ước quốc tế về vận tải hàng không và có phần khác so với luật HKDD Việt Nam năm 2006. Bởi vì, nơi nhận hàng và nơi giao hàng nếu không quy định rõ thì nó có thể ở cảng hàng không , cũng có thể ở một nơi khác như kho đi và kho đến chẳng hạn. Như vậy, theo luật HKDD Việt Nam năm 1991 người vận chuyển hàng không có thể phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa từ kho đi cho tới kho đến; trong khi đó các công ước quốc tế về hàng không chỉ quy định trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với hàng hóa khi hàng hóa ở trong máy bay, ở trong sân bay trong trường hợp máy bay buộc phải hạ cánh ngoài cảng hàng không thì mới ở bất kỳ nơi nào nếu máy bay buộc phải hạ cánh ngoài cảng hàng không. Quy định này được đánh giá là khá phù hợp với xu hướng giao hàng từ cửa tới cửa ngày nay, nhưng như vậy, người vận chuyển hàng không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa ở cả những đoạn vận chuyển ở hai đầu sân bay đi và đến, trong
hàng hóa ở đoạn vận chuyển đường bộ, đường biển và đường sông ra ngoài khái niệm vận tải hàng không trừ trường hợp đặc biệt như đã nói ở trên. [31]