Quyền của cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 91 - 92)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

2. Bình luận về việc buộc bàn giao con dấu:

3.1 Quyền của cổ đông

Các cổ đông cần được đảm bảo các quyền cơ bản sau: - Bảo đảm cách thức về đăng ký quyền sở hữu - Mua bán, chuyển nhượng cổ phần

- Có khả năng tiếp cận các thông tin về công ty thường xuyên và đúng lúc

- Tham dự và bỏ phiếu tại các cuộc họp của ĐHĐCĐ - Lựa chọn các thành viên HĐQT

- Được chia sẻ lợi nhuận của Công ty

Các cổ đông cần có quyền tham gia và được thông tin một cách đầy đủ và thích đáng về các quyết định liên quan đến các thay đổi quan trọng của công ty như:

- Thay đổi, sửa chữa điều lệ và các tài liệu quan trọng khác của Công ty

- Cho phép phát hành các cổ phiếu mới

- Các giao dịch lớn có thể gây ra việc bán công ty.

Các cổ đông cần được tạo cơ hội để có thể tham gia có hiệu quả và thực hiện quyền bỏ phiếu tại các cuộc họp ĐHĐCĐ và phải được thông báo về các quy định liên quan đến cuộc họp ĐHĐCĐ bao gồm thủ tục bỏ phiếu:

- Các cổ đông cần được cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời về thời gian, địa điểm và chương trình của cuộc họp ĐHĐCĐ cũng như các thông tin đầy đủ và kịp thời về các vấn đề sẽ được thảo luận và quyết định tại cuộc họp.

- Các cổ đông có cơ hội để chất vấn HĐQT và có quyền đưa ra vấn đề vào chương trình của cuộc họp, tùy thuộc vào những hạn chế nhất định.

- Các cổ đông có quyền bỏ phiếu trực tiếp hoặc vắng mặt (qua ủy quyền) và có hiệu lực như nhau.

- Cấm các cơ cấu sở hữu vốn và các thỏa thuận tạo điều kiện cho một số cổ đông nhất định có được mức độ kiểm soát không tương xứng với phần vốn cổ phần mà họ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)