NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ HƠN TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 76 - 78)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

2. Bình luận về việc buộc bàn giao con dấu:

3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ HƠN TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ

QUYẾT HIỆU QUẢ HƠN TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CTCP

Để đưa ra được những giải pháp sát thực và hiệu quả nhằm ngăn ngừa, hạn chế, giải quyết dứt điểm những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP, cần nắm rõ được nguyên nhân gây nên hiện tượng tranh chấp này. Qua trình bày ở Chương 1 và Chương 2 của Luận văn, có thể nhận thấy một số nguyên nhân khiến hiện tượng Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP ngày càng nhiều và việc giải quyết những hiện tượng này hết sức khó khăn, phức tạp, đó là:

- Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp "mở", đi kèm với khả năng huy động vốn ưu việt là việc công ty có một tập thể đồng sở hữu không đồng đều về nhận thức, trình độ, lại không làm việc cùng nhau, dẫn đến tình trạng rất dễ bị bất đồng về quan điểm cũng như xung đột về lợi ích.

- Quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP cũng có nhiều điểm chưa hợp lý, cộng thêm với công tác quản trị yếu kém trong các công ty dẫn đến việc công ty có những hoạt động không đúng với quy định của pháp luật; người quản lý hoặc chỉ biết tư lợi cá nhân hoặc không đủ trình độ điều hành gây nên những bất công trong phân công công việc cũng như phân chia quyền lợi cho cổ đông.

- Pháp luật quy định về cơ chế quản lý và các cách thức giải quyết tranh chấp trong CTCP còn rất nhiều bất cập, thậm chí là bất hợp lý và không ăn khớp. Do đó khi tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp cũng như cơ quan xử lý tranh chấp không có cơ sở pháp lý vững chắc để ra những phán quyết có sức thuyết phục, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài.

- Khi tranh chấp xảy ra, các bên thiếu thái độ văn minh, chuyên nghiệp trong xử lý mà chỉ đề cao quyền lợi cá nhân, đặt quyền lợi công ty xuống thứ yếu. Chính nguyên nhân này khiến họ có những hành động gây phương hại đến lợi ích của chính mình.

Có thể thấy nguyên nhân của những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP bắt nguồn từ rất nhiều hướng khác nhau. Việc nhận dạng và định danh các nguyên nhân này chỉ mang tính chất tương đối và không đầy đủ. Tranh chấp, bản thân nó là một tất yếu, chính vì thế những nguyên nhân dẫn đến Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP cũng đa phần là những nguyên nhân phát sinh từ những kết quả tất yếu trong hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP tuy rằng ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp nhưng không phải không có những giải pháp để hạn chế tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại cho cổ đông và người quản lý trong CTCP cũng như phương hại đến quyền lợi của chính công ty, đồng thời góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế Việt Nam. Trong phần này, chúng

tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế và giải quyết có hiệu quả những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP, trong đó tập trung nhấn mạnh các biện pháp pháp lý. Đây là một trong những phương pháp có thể ngăn ngừa và hạn chế những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)