Hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

Luật Trợ giúp pháp lý đã thể hiện rõ nội dung, quan điểm cơ bản của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tại Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý đã xác định trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý. Xuất phát từ nền tảng đó dịch vụ pháp lý ở đây được thực hiện miễn phí và người được trợ giúp pháp lý không phải chi trả bất cứ một khoản chi phí nào. Điều quan trọng là cung ứng các dịch vụ pháp lý phải tuân theo các quy định chặt chẽ trong luật, như các vấn đề liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, phạm vi, thủ tục trợ giúp pháp lý. Luật trợ giúp pháp lý, phạm vi điều chỉnh bao gồm các vấn đề như: người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý, quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

* Hình thức trợ giúp pháp lý

Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng; các hình thức trợ giúp pháp lý khác.

Tư vấn pháp luật:được xác định là việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. Tư vấn pháp luật có thể được thực hiện trực tiếp tại trụ sở; tư vấn theo yêu cầu qua điện thoại hoặc trả lời bằng văn bản; tư vấn thông qua trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn thông qua sinh hoạt của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

Tham gia tố tụng: được xác định là việc trợ giúp pháp lý, luật sư tham gia tố tụng hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự hoặc tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ, việc dân sự, vụ án hành chính.

Đại diện ngoài tố tụng: Người thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hòa giải: Người thực hiện trợ giúp pháp lý làm trung gian để phân tích các tình tiết của vụ việc; giải thích quy định của pháp luật, hướng dẫn để các bên tự thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc mà không phải đưa vụ việc ra Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện rút đơn kiện, tự giải quyết các tranh chấp và tự nguyện chấp hành kết quả giải quyết vụ việc.

Căn cứ Điều 42 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý quy định các hình thức trợ giúp pháp lý khác.

Hình thức trợ giúp pháp lý khác gồm:

- Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý không thể tự mình thực hiện được các công việc có liên quan đến thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thì Trung tâm, Chi nhánh cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư là cộng tác viên giúp đỡ họ thực hiện.

- Để thực hiện việc giúp đỡ pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý trong quá trình khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, Trung tâm, Chi nhánh cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc cộng tác viên là luật sư tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại.

- Cung cấp thông tin pháp luật, tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, các ấn phẩm tài liệu pháp luật khác qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật; cung cấp bản sao các điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, cung cấp địa chỉ làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà pháp luật quy định có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

* Lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Căn cứ Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý Các lĩnh vực trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự. - Pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự. - Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em.

- Pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính. - Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. - Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm.

- Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác.

- Các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Như vậy trợ giúp pháp lý được thực hiện đối với tất cả các vụ việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật, trừ các vụ việc có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)