Thực trạng về cơ sở vật chất, kinh phí và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 85)

- Ngƣời Thổ ở Thanh Hóa

2.2.1.6. Thực trạng về cơ sở vật chất, kinh phí và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý

nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý

* Hiện trạng trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại của Trung tâm và Chi nhánh.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chưa có trụ sở riêng, hiện tại đang làm việc chung cùng khu nhà mới 5 tầng với Sở Tư pháp, với 03 phòng làm việc tổng diện tích là 120m2

bình quân khoảng 3m2/người, không có phòng tiếp dân riêng. Trụ sở làm việc của Chi nhánh do Ủy ban nhân dân huyện nơi đặt Chi nhánh bố trí nên chưa có sự đầu tư. Phương tiện đi lại của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước mặc dù đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm giao cho 01 chiếc xe 04 chỗ nhưng quá trình sử dụng đã lâu, thường xuyên phải sửa chữa nên không đáp ứng được nhu cầu công tác. Các chi nhánh của Trung tâm đặt tại vùng sâu vùng xa, thường xuyên phải xuống các xã và thôn, bản. Đường sá đi lại khó khăn nhưng chưa bố trí được phương tiện đi lại cho cán bộ Chi nhánh.

* Tổng kinh phí cấp cho công tác trợ giúp pháp lý từ khi Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực cho đến nay:

Tổng kinh phí được cấp cho hoạt động Trợ giúp pháp lý là 9.939.044.000đ.

- Kinh phí thuộc Chương trình MTQGGN là: 2.150.000.000đ; - Kinh phí thuộc Chương trình 135 là: 480.000.000đ;

- Kinh phí thuộc Chương trình Quỹ trợ giúp pháp lý là: 214.775.000đ; - Kinh phí thuộc Chương trình Dự án là: 1.818.725.000đ;

- Ngân Sách địa phương là: 5.337.544.000đ.

* Dự kiến kinh phí được cấp trong năm 2012 và cho cả giai đoạn đến năm 2015.

Bắt đầu từ năm 2011 trở đi Sở Tư pháp tiến hành triển khai thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo vì vậy kinh phí được giao hàng năm và kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được dự kiến như sau:

- Kinh phí năm 2012 là 7.390.000.000đ.

Trong đó: Kinh phí giao thường xuyên cho 30 biên chế tại Trung tâm là 2.390.000.000đ; Kinh phí cho việc thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg là 5.000.000.000đ (5 tỷ đồng).

- Kinh phí năm 2015 là: 9.260.000.000đ. Trong đó Kinh phí giao thường xuyên cho 40 biên chế tại Trung tâm là 3.260.000.000đ, Kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg) là 6.000.000.000đ (6 tỷ đồng).

- Kinh phí cho cho cả giai đoạn (2013- 2015) là 24.780.000.000đ. Trong đó: Kinh phí giao thường xuyên cho biên chế tại Trung tâm trong 3 năm là 18.280.000.000đ, Kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg) là 16.500.000.000đ (16 tỷ năm trăm triệu đồng).

* Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết về trợ giúp pháp lý:

Sở Tư pháp đã tiến hành áp dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực, xây dựng trang thông tin điện tử (Website) cho riềng mình. Qua đó, thông tin về hoạt động Trợ giúp pháp lý cũng được thường xuyên cập nhật trên Wesite của sở để mọi người và các phòng ban chuyên môn của Sở có thể nắm bắt, trao đổi thông tin một cách nhanh nhất. Đồng thời Trung tâm cũng đã trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho từng cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm để có thể tiếp cận và khai thác thông tin một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Công tác thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết về trợ giúp pháp lý ở địa phương hàng năm luôn được thực hiện một cách thường xuyên, đầy đủ, kịp thời và đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)