Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhóm lao động đặc thù theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 81)

2.1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ

2.1.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ

Bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn minh và sự tiến bộ của xã hội và nhân loại. Nhận thức được vấn đề này, pháp luật hiện hành nước ta đã chú trọng tới quyền lợi của lao động nữ trên nhiều phương diện như: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và thu nhập, chế độ bảo hiểm xã hội,…

BLLĐ năm 2012 là văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh toàn diện các vấn đề lao động và việc làm nói chung. Tại chương X của BLLĐ có quy định các vấn đề về lao động đối với lao động nữ. BLLĐ đã xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước và NSDLĐ trong việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với đối tượng là lao động nữ:

Về trách nhiệm của Nhà nước, Khoản 1, Khoản 2 Điều 153 BLLĐ quy định: Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

Quy định như vậy, ngoài việc tạo điều kiện khích lệ Doanh nghiệp tuyển dụng lao động nữ còn thể hiện sự quan tâm ưu ái của Nhà nước đối với bộ phận lao động đặc thù này.

Về trách nhiệm của NSDLĐ, Khoản 1 Điều 154 BLLĐ quy định rõ nghĩa vụ của NSDLĐ trong việc “Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi”.

khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ (Công đoàn) khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. Ngoài ra, căn cứ theo đặc điểm đặc thù của lao động nữ, NSDLĐ cũng cần phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch cho lao động nữ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, tức là bố trí cho họ làm việc theo thời gian biểu khác với thời gian quy định chung của cơ quan, doanh nghiệp; làm việc không trọn vẹn ngày là bố trí, sử dụng lao động nữ làm việc với thời gian ít hơn số giờ làm việc trong một ngày theo quy định chung của doanh nghiệp; làm việc không trọn tuần là sử dụng lao động nữ làm việc với số ngày ít hơn số ngày làm việc chung của doanh nghiệp và hình thức giao việc làm tại nhà là giao việc làm cho lao động nữ có thể làm ngay tại nhà, hình thức này vừa giúp họ tiết kiệm thời gian, công sức di chuyển mà vẫn có thể kết hợp hài hòa với các công việc gia đình… Quy định của pháp luật tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ, buộc họ phải có nghĩa vụ đối với NLĐ khi tuyển dụng họ.

Pháp luật lao động Việt Nam quy định hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế như: thời giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần, Nhà nước khuyến khích NSDLĐ thực hiện tuần làm việc 40 giờ (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 104 BLLĐ 2012). Bên cạnh đó, các quy định về vấn đề làm thêm giờ đã có những ưu đãi đối với lao động nữ, giúp họ thực hiện tốt chức năng làm vợ, làm mẹ cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất cho lao động nữ phát triển toàn diện về thể chất, phục vụ tái sản xuất sức lao động. Cụ thể:

Thứ nhất, về chính sách đối với lao động nữ, Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:

Khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp

Về phía NLĐ, quy định như vậy đã tạo điều kiện cho họ vừa sắp xếp được thời gian chăm lo cho gia đình vừa đảm bảo hoàn thành công việc được giao. Về phía NSDLĐ, việc quy định này đã giúp giảm đáng kể được chi phí nhà xưởng và quản lý nhân công. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này chỉ phù hợp với hình thức lao động đơn giản thủ công trong dịch vụ và thương mại, khó áp dụng trong hoạt động tổ chức sản xuất và lao động theo dây chuyền.

Thứ hai, nếu lao động nữ đang làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương (Khoản 2 Điều 155 BLLĐ năm 2012).

Thứ ba, theo Khoản 5 Điều 155 BLLĐ năm 2012 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP “lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi”, thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, thời gian nghỉ cụ thể do NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Quy định trên nhằm bảo đảm sức khỏe sinh sản cho lao động nữ, duy trì nòi giống, hạn chế các bệnh phụ khoa, đồng thời tạo điều kiện cho họ có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, bởi giai đoạn hành kinh sức khỏe lao động nữ bị giảm sút, tâm sinh lý nhạy cảm. Quy định này thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu của Nhà nước và xã hội dành cho lao động nữ. Đây chính là động lực giúp chị em phụ nữ an tâm hoàn thành công việc trong lao động, cuộc sống. Đặc biệt, tại quy định này, Việt Nam đã có sự ưu ái hơn so với pháp luật quốc tế dành cho đối tượng là lao động nữ khi cho phép họ trong thời gian nghỉ hành kinh vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Tuy nhiên trên thực tế lao động nữ vẫn phải làm đủ số giờ theo quy định, bởi hai lý do sau: thứ nhất, do các doanh nghiệp hiện nay thường sản xuất sản phẩm theo dây chuyền, vì thế trong quá trình sản xuất, nếu lao động nữ nghỉ theo quy định này sẽ gây ảnh hưởng tới cả dây chuyền, gây tổn hại lợi ích kinh tế, điều này cũng gây khó khăn cho NSDLĐ; thứ hai, do tâm lý e ngại, xấu hổ mà lao động nữ không dám xin nghỉ trong thời gian hành kinh, một mặt nữa do nhiều doanh nghiệp ở xa khu dân cư, thường tập trung ở các điểm, cụm công nghiệp, việc đi làm của lao động nữ do xe công ty đưa đón nên việc về sớm để cho con bú khó khả thi trên thực tế.

Thứ tư, NLĐ nữ được nghỉ thai sản theo quy định tại Điều 157 BLLĐ năm 2012 và được hướng dẫn cụ thể bởi Công văn 1477/BHXH-CSXH ngày 23/04/2013, theo đó khi mang thai hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con ốm, lao động nữ được luật định nghỉ trong khoảng thời gian nhất định tùy từng trường hợp cụ thể. NSDLĐ phải có trách nhiệm tạo điều kiện đảm bảo quyền nghỉ ngơi cho lao động nữ. Đối với trường hợp sinh con, thời gian lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng, khoảng thời gian này lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Ngoài ra, để đảm bảo quyền làm mẹ, pháp luật cũng cho phép lao động nữ được nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với NSDLĐ, thời gian nghỉ này không bị giới hạn miễn là có sự đồng ý của NSDLĐ. Ngược lại, pháp luật cũng cho phép lao động nữ đi làm trở lại trước thời hạn nghỉ thai sản nếu có nhu cầu nhưng phải đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ và ít nhất lao động nữ đã nghỉ tối thiểu 04 tháng.

2.1.2. Thực trạng thi hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ

đảm bảo về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ đã có những biến đổi nhất định. Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh, khoa học. Cụ thể: Nhiều công đoàn cơ sở khác như Công ty TNHH Kyoei Việt Nam, Công ty TNHH Meiko Việt Nam, Công ty Vietnergy, Công ty TNHH Toyodagiken, Công ty TNHH Rhythm Kyoshin Hà Nội, Công ty TNHH Hanoi Steel Center, Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam, Công ty TNH Rhythm Việt Nam v.v... đã thực hiện bố trí cho lao động nữ mỗi tháng nghỉ 3 ngày, mỗi ngày 30 phút trong thời kỳ kinh nguyệt mà vẫn hưởng đủ lương [34].

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì tình trạng vi phạm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của NSDLĐ vẫn còn tồn tại. Theo khảo sát của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, năm 2018 thành phố Hà Nội có trên 60% số lao động nữ phải làm thêm quá 4 giờ/ngày [3]. Quy định cho NLĐ nữ nghỉ mỗi ngày 30 phút hầu như không được thực hiện trên thực tế, không trả lương cho lao động nữ trong thời gian này nếu họ không nghỉ. Quy định nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi hầu như ít được thực hiện, đặc biệt ở các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo dây chuyền. Khảo sát của Chương trình Better Work Việt Nam cũng chỉ ra, có tới 79,7% doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu của luật trong nhóm vấn đề nghỉ có hưởng lương như chi trả nghỉ lễ, nghỉ phép năm, nghỉ chăm con dưới 12 tháng tuổi,… [30, tr.74].

Cũng theo kết quả điều tra việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ tại 34 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp của cả nước do Ban Bảo hộ lao động và Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thì phần lớn các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với lao động nữ. Có đến 76 % lao động nữ phải làm thêm giờ, thời gian làm thêm từ 2h/ngày (35,8%), làm thêm 3 giờ/ngày (18,8%).

Mức làm thêm 300 – 400 giờ/năm trong các doanh nghiệp ngành dệt, may, thủy sản là khá phổ biến, có không ít doanh nghiệp, lao động nữ phải làm thêm từ 500 – 600 giờ/năm [8, tr.50].

Có thể thấy, xét về mọi mặt thì điều kiện tìm kiếm việc làm và làm việc của lao động nữ thường hạn chế hơn so với lao động nam, bởi những đặc điểm riêng biệt của giới. Nhận thức được vấn đề này nên hình thành tâm lý tự ti trong tiềm thức của họ dẫn tới việc nhiều khi NSDLĐ có hành vi chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm,... nhưng lao động nữ vẫn cho qua và âm thầm chịu đựng.

2.2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động chưa thành niên

2.2.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động chưa thành niên

Lao động chưa thành niên là một trong những đối tượng lao động đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành đã thể hiện rất rõ các nội dung liên quan đến người lao động chưa thành niên, đặc biệt trong đó quy định rất rõ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhóm lao động này. Ngoài ra, giống với lao động thông thường, lao động chưa thành niên cũng được hưởng các chế độ về nghỉ giữa ca, nghỉ hàng tuần, nghỉ các ngày lễ tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương hay nghỉ không hưởng lương theo quy định chung của BLLĐ và quy chế nội bộ của NSDLĐ.

Thời giờ làm việc áp dụng đối với lao động chưa thành niên là rút ngắn thời giờ làm việc, tăng cường thời giờ nghỉ ngơi so với người lao động đã thành niên. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả và đảm bảo đầy đủ quyền lợi của NLĐ, BLLĐ đã quy định rất rõ các chế tài về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Theo BLLĐ hiện hành quy định thời giờ làm việc không quá 08 giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần. Thời giờ làm việc hàng ngày sẽ được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm

các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiển theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế.

Trên cơ sở quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, NSDLĐ và NLĐ có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không được quá 04 giờ trên một ngày, 200 giờ trên một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ được vượt quá 300 giờ một năm theo hướng dẫn cụ thể trong từng thời kỳ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật đã tạo ra các khung pháp lý làm cơ sở để NSDLĐ và NLĐ có thể linh hoạt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khi tham gia quan hệ lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất của hai bên cũng như hiệu quả kinh tế đạt được thông qua quá trình lao động.

Theo Khoản 2 Điều 163 BLLĐ năm 2012 quy định: “2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không

được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.” Bên cạnh đó, đối

với NLĐ dưới 15 tuổi NSDLĐ chỉ được phép sử dụng NLĐ làm việc không quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần, đồng thời không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Ở một khía cạnh khác, trẻ em chưa thành niên khi tham gia vào quan hệ lao động sẽ làm việc với tư cách là rèn luyện và tập dượt trong quá trình phát triển và hoàn thiện về nhân cách và thể chất, chưa được phép tham gia lao động với tư cách như là một lực lượng sản xuất. Do đó, NLĐ chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ chỉ được làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm trong một số ngành nghề, công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội tùy từng thời kỳ. Đây là có thể coi là một khoảng thời gian hợp lý đáp ứng điều kiện về thể chất và tinh thần cho nhóm đối tượng này.

Thời gian được tính là thời gian làm việc của NLĐ chưa thành niên và được hưởng lương cũng giống như đối với những NLĐ nói chung, bao gồm: Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc; Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công

việc; Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động, cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của NLĐ; Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Thời giờ tham gia các khóa học do nhu cầu của NLĐ thông qua sự cho phép của NSDLĐ.

NLĐ chưa thành niên cũng được hưởng các chế độ nghỉ ngơi giống như NLĐ thông thường theo quy định của BLLĐ và các văn bản hướng dẫn có liên quan, cụ thể như sau:

- Được nghỉ ít nhất ½ giờ (30 phút)/ngày lao động;

- Được nghỉ ít nhất 1 ngày/tuần (được nghỉ 24 giờ liên tục);

- Được nghỉ: tết dương lịch (1 ngày); tết âm lịch (5 ngày); ngày chiến thắng (1 ngày); ngày quốc tế lao động (1 ngày); ngày quốc khánh (1 ngày); ngày giỗ tổ Hùng Vương (1 ngày). Nếu những ngày nghỉ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào những ngày tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhóm lao động đặc thù theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)