Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thời giờ làm việc, thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhóm lao động đặc thù theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 92)

giờ nghỉ ngơi của lao động đặc thù

3.2.2.1. Tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của các bên

Mặc dù xã hội ngày càng phát triển thì công tác tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao ý thức NLĐ ngày càng được chú trọng, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do lao động đặc thù là những người lao động có đặc điểm riêng về thể lực, trí lực, tâm sinh lí và độ tuổi nên cơ hội được nghe tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cũng như những kiến thức cơ bản về quyền lợi của bản thân còn chưa thực sự được nâng cao. Bên cạnh đó trình độ nhận thức của nhóm lao động đặc thù còn hạn chế, đặc biệt là những lao động ở các vùng quê nên việc tiếp nhận các thông tin chưa được đầy đủ, lợi dụng kẽ hở này nên nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ quyền lợi đối với họ, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu đội ngũ cán bộ, NSDLĐ vẫn chưa tuân thủ các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với nhóm lao động đặc thù bởi các doanh nghiệp vẫn chưa ý thức rằng bảo vệ quyền lợi NLĐ là bảo vệ sự phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp.

Vì vậy, giải pháp đặt ra là tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền pháp luật để tăng cường sự hiểu biết pháp luật từ phía nhóm lao động đặc thù và NSDLĐ bằng nhiều hình thức đa dạng hóa như: tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp, tổ chức các cuộc thi dành cho nhóm lao động đặc thù này, … đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo để họ ý thức được quyền lợi của mình tránh bị xâm phạm. Có thể thấy, tuyên truyền là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao ý thức pháp luật cho NLĐ và NSDLĐ, giúp nhóm lao động đặc thù có ý thức và khả năng bảo vệ bản thân. Cụ thể:

Tăng cường ý thức pháp luật của NSDLĐ: NSDLĐ là người trực tiếp thực thi các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, do đó, sự hiểu biết rõ về các quy định này của pháp luật là yếu tố quan trọng để đảm bảo thực thi quyền này. Để tăng cường sự hiểu biết, trong từng doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn định kỳ cho cán bộ quản lý để cập nhật kịp thời và đúng đắn các quy định của pháp luật. Nên thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên để phát huy điểm tiến bộ, phát hiện những thiếu sót để rút kinh nghiệm.

Tăng cường ý thức pháp luật của NLĐ: Một trong những nguyên nhân

dẫn đến những hành vi vi phạm của NSDLĐ xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của nhóm đối tượng đặc thù này, mặt khác nhóm lao động này luôn đứng trước nguy cơ mất việc làm nên nhiều lao động không dám đòi hỏi quyền lợi cho mình, chỉ cần có việc làm là được, do đó, trước khi vào làm việc tại các đơn vị, bản thân nhóm đối tượng này nên tự tìm hiểu các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của chính mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua nội quy lao động tại nơi làm việc,…

Tăng cường vai trò của Nhà nước: Nhà nước là chủ thể quan trọng để

đảm bảo quyền bình đẳng của nhóm lao động đặc thù về mọi mặt, đồng thời là chủ thể thực thi các quyền của họ trên thực tế trong đó có cả các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, do đó để các quy định này có hiệu quả Nhà nước cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm giúp nhóm lao động đặc thù này phát huy hiệu quả năng lực nghề nghiệp trong thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý nhằm kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của các cơ quan hữu quan trong việc bảo vệ nhóm đối tượng đặc thù này: chủ thể trực tiếp quản lý, giải quyết các vấn đề xã hội là các cơ quan hữu quan cấp trên như Bộ, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, xét xử, cơ quan lao động… các cơ quan này có

nhiệm vụ hướng dẫn thi hành pháp luật, quyết định các chính sách về lao động… Nên có vai trò to lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm đối tượng đặc thù này. Vì vậy để công tác tuyên truyền pháp luật tới nhóm lao động đặc thù được thực hiện tốt nhất, khi có chính sách pháp luật mới về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi, các cơ quan này cần phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp và ở đây, công đoàn có trách nhiệm phổ biến tới người lao động.

3.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động thương lượng tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

Thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thỏa thuận, đàm phán với NSDLĐ nhằm đạt được những yêu sách đảm bảo các quy định cho lao động đặc thù khi tham gia quan hệ lao động và kết quả của hoạt động thương lượng tập thể là thỏa ước lao động tập thể, tại đây các quy định của lao động đặc thù được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể, đây được xem là phương tiện pháp lý để bảo đảm cho các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhóm đối tượng này được thực thi. Những doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể thường ít vi phạm pháp luật lao động và đảm bảo các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện một cách có nề nếp. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thương lượng, xây dựng thỏa ước lao động tập thể còn hạn chế, cần đẩy mạnh công tác này thông qua tổ chức công đoàn, mà đặc biệt xuất phát từ ý thức của chính bản thân nhóm lao động đặc thù.

3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác phát triển công đoàn cấp doanh nghiệp, nâng cao năng lực của công đoàn

Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Do đó, công đoàn phải thường xuyên giám sát theo dõi việc thi hành các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với nhóm lao động đặc thù tại các doanh nghiệp để kịp thời điểu chỉnh, kiến nghị nếu doanh nghiệp có vi phạm để bảo vệ tối đa nhất quyền lợi cho lao động

đặc thù, nếu doanh nghiệp nào chưa có tổ chức công đoàn thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm cùng với công đoàn cấp trên cơ sở vận động, hoàn tất thủ tục thành lập công đoàn cơ sở, kịp thời hướng dẫn NLĐ nắm bắt những chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đồng thời vận động doanh nghiệp thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, đại diện bảo vệ quyền lợi cho NLĐ là tổ chức công đoàn hiện nay chưa đủ mạnh, vì vậy muốn xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa giữa NSDLĐ và lao động đặc thù thì phải xây dựng tổ chức công đoàn thật vững mạnh, đủ sức đại điện cho NLĐ thương lượng với giới chủ.

3.2.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của các cơ quan kiểm tra, giám sát nhìn chung vẫn còn thiếu sự đồng bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong vấn đề thanh tra, kiểm tra còn nhiều yếu kém, mang tính rời rạc, cục bộ, thiếu sự gắn kết, hiện tượng thanh tra theo đoàn, có lịch trình đã làm hạn chế tính tự giác của các doanh nghiệp, … Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu theo cơ chế kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng năm dẫn tới tình trạng doanh nghiệp sẽ hợp pháp hóa các giấy tờ về mặt luật định và đối phó với các cơ quan chức năng. Do đó, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra đột xuất, bất ngờ để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Do đó, cần ban hành cơ chế kiểm tra, đánh giá trình độ thanh tra viên lao động, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo trình độ, chuyên môn cho họ. Xây dựng các quy định cụ thể và thống nhất về trình tự thanh tra, ban hành quy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng thanh tra viên định kỳ và có chế tài xử lý nghiêm khắc với những thanh tra viên vi phạm. Thường xuyên tiến hành,

kiểm tra tình hình thực hiện BLLĐ nói chung, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng, đặc biệt với nhóm lao động đặc thù tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, địa phương để phát hiện và chấn chỉnh các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó có chính sách khen thưởng kịp thời và kỷ luật thích đáng để khuyển khích các cán bộ tích cực hơn nữa trong công việc.

Kết luận Chương 3

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhóm lao động đặc thù cũng còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định. BLLĐ 2012 đã góp phần khắc phục những hạn chế. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện lại phát sinh những vấn đề mới cần điều chỉnh, chẳng hạn: các cơ quan chức năng chưa có các biện pháp xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với nhóm lao động đặc thù, hầu hết các lao động này đều làm việc trong môi trường có trình độ chuyên môn thấp, không nhạy bén trong khả năng và nhận thức, ứng xử đối với các tình huống xã hội có liên quan nên khi quyền lợi của mình bị vi phạm mà không biết tự đứng lên bảo vệ… Do đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tồn tại trên, những giải pháp này được xem xét dựa trên tình trạng thực thi các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhưng cũng cần đảm bảo sự thực thi trên nguyên tắc: có sự điều hòa lợi ích giữa lao động đặc thù với NSDLĐ dựa trên sự thương lượng, thoả thuận và bình đẳng với nhau, không thể vì ưu đãi lao động đặc thù quá mức mà không xét tới quyền lợi của chủ doanh nghiệp và ngược lại. Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần có sự phối hợp đồng bộ để đảm bảo thực thi có hiểu quả các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế. Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung những quy định mới sẽ giúp hệ thống pháp luật lao động được hoàn thiện hơn, giúp nhóm đối tượng đặc thù yên tâm làm việc và ổn định cuộc sống.

KẾT LUẬN CHUNG

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động chung, liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của họ. Qua các nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhóm lao động đặc thù có thể thấy sự ưu ái của Đảng và Nhà nước ta dành cho nhóm đối tượng đặc biệt này trong quan hệ lao động. Đó không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự đánh giá những đóng góp to lớn của họ thời kỳ hội nhập phát triển đất nước. Để đạt được những thành quả kể trên, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm trong việc xây dựng, sửa đổi các chính sách về lao động để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho NLĐ nói chung và nhóm lao động đặc thù nói riêng, tạo điều kiện cho họ làm việc, phát triển và bình đẳng với các lao động khác không chỉ trong phương diện thời giờ làm việc, nghỉ ngơi mà trong mọi mặt của lao động. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam nói chung, đặc biệt là Pháp luật Lao động nói riêng.

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, do những đặc điểm về thể lực, trí lực, tâm sinh lý và độ tuổi, lao động đặc thù thường gặp khó khăn hơn so với các lao động khác trong quan hệ lao động, những khó khăn này đã khiến cho họ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương hơn. Điều này càng trở nên không thuận lợi khi số lượng lao động đặc thù có nhu cầu được làm việc và cống hiến ngày càng cao trên thị trường lao động. Do đó để phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và thực hiện các chính sách bảo vệ quyền của nhóm lao động đặc biệt này góp phần giúp họ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.

Do thời gian và phạm vi nhất định, thông qua những kết quả nghiên cứu được trên phương diện thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, luận văn hy vọng sẽ

góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật trong việc bảo vệ quyền của lao động đặc thù trong các quan hệ lao động, giúp họ tự tin và phát huy hết khả năng vốn có của mình, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Tú Anh (2014), Pháp luật về vấn đề giải quyết việc làm cho

người lao động khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật

học, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Công văn 1477/BHXH-CSXH về việc hướng dẫn chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật lao động số

10/2012/QH13, Hà Nội.

3. Bộ kế hoạch và đầu tư – Tổng cục thống kê (2019), Báo cáo điều tra

lao động việc làm năm 2018, Hà Nội.

4. Bộ lao động Thương binh và Xã hội (2019), Nghị định số 763/VBHN- BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật người khuyết tật, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và

an toàn lao động, vệ sinh lao động, Hà Nội.

6. Chính phủ (2015), Nghị định số 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số

điều của Bộ luật lao động về chính sách đối với lao động nữ, Hà Nội.

7. Chính Phủ (2015), Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở

nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Giang (2015), Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp

9. Nguyễn Thanh Hà (2017), Pháp luật quyền của người cao tuổi ở Việt

Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc

Gia Hà Nội.

10. ILO (1919), Công ước 1 về Thời giờ làm việc trong Công nghiệp.

11. ILO (1935), Công ước 47 về Tuần làm việc 40 giờ.

12. ILO (1957), Công ước 106 về Nghỉ hàng tuần trong Thương mại và

Văn phòng.

13. ILO (1958), Công ước 111 về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. 14. ILO (1983), Công ước 159 về Tái thích ứng Nghề nghiệp và Việc làm

cho người khuyết tật.

15. Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân.

16. Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhóm lao động đặc thù theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)