1.2. Cơ sở lý luận và vai trò của hoạt động đăng ký kinhdoanh
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của đăng ký kinhdoanh
Đăng ký là thủ tục khai sinh ra doanh nghiệp. Nói cách khác, thông qua việc đăng ký thành lập doanh nghiệp thì tư cách của doanh nghiệp mới được thừa nhận và mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp. Như vậy, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa lớn không những với cơ quan nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
Đối với nhà nước: Việc quy định thành lập và ĐKKD là thể hiện sự bảo hộ
của Nhà nước bằng pháp luật và quyền lực nhà nước đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh nói chung và các chủ thể doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời nhà nước thực hiện chức năng quản lý cơ cấu của các thành phần kinh tế - xã hội, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo hướng đã đặt ra.
ĐKKD giúp các cơ quan QLNN nắm bắt được các yếu tố mới trong kinh doanh để từ đó có những chủ trương, biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế phù hợp, giúp Nhà nước can thiệp một cách kịp thời và có mức độ vào nền kinh tế, đảm bảo có được một nền kinh tế hiện đại nhưng không xa rời chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đặt ra.
Đối với chủ thể đăng ký kinh doanh: Sau khi được cấp GCN ĐKKD, doanh
nghiệp được thừa nhận về mặt pháp lý, có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh như đã đăng ký dưới sự bảo hộ của pháp luật (tức là tư cách chủ thể của doanh nghiệp được xác lập). Thành lập doanh nghiệp cũng chính là cơ sở chắc chắn nhất để doanh nghiệp yêu cầu các cơ quan nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như đảm bảo tính pháp lý đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
ĐKKD đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của các chủ thể tham gia.
Về mặt xã hội: ĐKKD nhằm công khai hóa các hoạt động của doanh nghiệp trước công chúng. Xã hội có được các thông tin và các đảm bảo về tư cách pháp lý của doanh nghiệp và nó tạo niềm tin ở các bạn hàng khi thực hiện giao dịch. Đó cũng chính là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Về mặt kinh tế: Khi bước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp với một tư cách là một thành viên trong các cơ cấu của các thành phần kinh tế, các hoạt động của doanh nghiệp còn góp phần vào sự phát triển của xã hội.
“Đăng ký kinh doanh có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp, từ đó xác định được mức độ tăng trưởng của nền kinh tế” [42]
Như vậy, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với việc bảo đảm quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đánh giá tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh của địa phương, quốc gia, khả năng bảo đảm trật tự kinh doanh của Nhà nước và bảo vệ lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong xã hội. Chính vì lẽ đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là một nhu cầu tất yếu, vừa là đòi hỏi mang tính nghĩa vụ đối với mỗi doanh nghiệp khi gia nhập thị trường.
Đặc biệt, việc xây dựng được quy định về quản lý ĐKKD hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế có phạm vi hợp tác về kinh tế như: ASEAN, APEC,… hay mới đây chúng ta đã đạt được thỏa thuận sáng lập TPP. Khi gia nhập vào những sân chơi chung, chúng ta cần phải tuân thủ những quy tắc chung và gánh chịu hậu quả pháp lý nếu vi phạm luật chơi. Việc có được hệ thống ĐKKD hiệu quả giúp cho chúng ta được đánh giá cao trong khu vực và quốc tế và được đối xử công bằng khi tham gia kinh tế quốc tế.
1.3. Pháp luật về đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh 1.3.1.Pháp luật về đăng ký kinh doanh